BỆNH GIÁC MẠC CHÓP (KERATOCONUS)

Bệnh giác mạc chóp là bệnh lý giác mạc gây biến đổi hình dạng giác mạc. Giác mạc bình thường có hình chỏm cầu (giống như quả bóng rổ cắt đôi) có các kinh tuyến đều như nhau. Bệnh giác mạc chóp gây ra giãn phình giác mạc và các kinh tuyến không đều nhau.

Bệnh thường xuất hiện ở tuổi thiếu niên, giảm dần sau 40 tuổi, bệnh thường tiến triển ở cả 2 mắt nhưng sẽ có 1 mắt nặng hơn. Giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì. Bệnh tiến triển khiến bệnh nhân thấy mắt mờ đi, nhìn méo hình, có thể kèm theo cận thị làm mắt mờ nhanh, đo kính cho thấy độ loạn thị cao, thử kính thị lực không đạt tối đa. Giai đoạn nặng có thể gây mất thị lực, mắt mờ đục. Bệnh có thể tiến triển gây mù trong vài năm nếu không được điều trị kịp thời.
Giác mạc chóp là bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm

1/ Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác của bệnh giác mạc chóp vẫn chưa được xác định chính xác nhưng người ta đã xác nhận các yếu tố
liên quan trực tiếp khởi phát và tiến triển bệnh là yếu tố di truyền, nội tiết và môi trường:
  • Yếu tố di truyền:

Hiện tại vẫn chưa xác định được cách di truyền, tuy nhiên bệnh giác mạc chóp được xác nhận xuất hiện ở cùng huyết thống họ hàng. Các nhà khoa học tin rằng thiếu hụt về mặt di truyền làm cho các sợi Protein trở nên suy yếu không đảm bảo cho hình dạng ổn định của giác mạc.

  • Yếu tố nội tiết:

Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì nên người ta cho rằng nội tiết là yếu tố quan trọng trong khởi phát và tiến triển bệnh. Ở phụ nữ mang thai bệnh cũng trở nên nặng hơn.

  • Yếu tố môi trường:

Bệnh thường xuất hiện ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng… đặc biệt là nhưng bệnh nhân viêm kết giác mạc dị ứng. Một số bệnh nhân không kèm theo yếu tố dị ứng nhưng có điểm chung là hay dụi mắt.

Người ta cho rằng dụi mắt gây tổn thương giác mạc tạo điều kiện cho bệnh khởi phát và tiến triển. Một trong những quan điểm được ủng hộ về cơ chế gây bệnh là Stress oxy hóa: Chất chống oxy hóa trong giác mạc suy giảm làm cho các sợi Collagen trở nên suy yếu và giác mạc giãn phình ra. Stress oxy hóa gây ra bởi dụi mắt hay một số người tiếp xúc nhiều với tia cực tím.

2/ Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh là bước vô cùng quan trọng

  • Bệnh nhân nhìn nhòe, méo hình, có thể cảm nhận rõ được bệnh càng ngày càng nặng, khi dùng kính cũng không cải thiện nhiều về thị lực. Và bệnh thường kèm theo cận thị, gây rối loạn điều tiết, mắt nhức mỏi nhiều.
  • Quá trình đo khúc xạ giác mạc sẽ cho thấy bệnh nhân loạn thị cao, không đều, loạn thị ở trục hiếm gặp.
  • Quá trình thử kính: Giai đoạn đầu có thể không ảnh hưởng nhiều đến thị lực, tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm nhận được nhìn vẫn nhòe dù thị lực vẫn đạt tối đa. Giai đoạn tiến triển ảnh hưởng đến thị lực, bệnh nhân sẽ thấy thị lực thay đổi nhanh chóng. Giai đoạn muộn có thể gây mất hoàn toàn thị lực, dùng kính không cải thiện.
  • Đo bản đồ giác mạc là thăm dò quyết định: Chóp giác mạc thường ở trung tâm, tuy nhiên cũng có thể lệch xuống dưới, sự bất tương xứng giữa nửa trên dưới sẽ được phát hiện qua kết quả đo bản đồ giác mạc.
  • Khám sinh hiển vi: Ở giai đoạn nặng có thể thấy những nếp nhăn trong giác mạc của bệnh nhân gọi là vân Gogt, ngoài ra vòng tròn lắng đọng sắt ở vùng rìa cũng có thể nhìn thấy khi bác sĩ soi mắt bằng máy sinh hiển vi.

3/ Phương pháp điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh giác mạc chóp tùy vào mức độ bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh giác mạc chóp
  • Đeo kính áp tròng loạn thị mềm: dùng cho bệnh nhân có bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh đã ổn định.
  • Đeo kính áp tròng cứng thấm khí: kính Ortho-K có thể điều trị cho tình trạng giác mạc chóp nhẹ, chóp giác mạc trung tâm.
  • Kinh áp tròng hỗn hợp: Với loại kính áp tròng này, trung tâm kính là chất liệu cứng thấm khí, vùng rìa là chất liệu mềm làm mắt đỡ cộm hơn. Kính sẽ giúp giác mạc được điều chỉnh hình dạng về như bình thường.
  • Kính củng mạc Sleral: là loại kính cứng thấm khí có đường kính lớn (16mm), sử dụng kính Sleral là phương pháp tối ưu hiện tại đang sử dụng rộng rãi trên thế giới, giúp bệnh nhân đạt thị lực tối ưu.
  • Cross Lingking: đây là phương pháp bơm Riboflavin dạng lỏng (vitamin B) vào nhu mô giác mạc kèm theo chiếu tia cực tím làm ổn định hình dạng sợi Protein giác mạc giúp bệnh có được sự ổn định.
  • Với những bệnh nhân bị giác mạc chóp nặng kèm theo tình trạng đục giác mạc, phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp điều trị cuối cùng.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY hoặc liên hệ 0984 122 153

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153