BỆNH KHIẾM THỊ

Khiếm thị là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự suy giảm thị lực đáng kể ở mắt của một người mà không thể chữa được hoàn toàn bằng kính, kính áp tròng, bằng thuốc hoặc phẫu thuật mắt.
Khiếm thị bao gồm:
  • Mất thị lực tốt nhất: bệnh nhân chỉ có được thị lực cao nhất là 20/70.
  • Mất thị trường đáng kể: Hiệu ứng tầm nhìn hình ống (thiếu tầm nhìn ở vùng ngoại biên) và các điểm mù.
  • Bị mù hợp pháp (mù chưa hoàn toàn ): được định nghĩa là thị lực của một người chỉ đạt 20/200 hoặc tệ hơn (trong mắt tốt hơn, với hiệu chỉnh thị giác tốt nhất có thể) hoặc một trường nhìn (trường hình ảnh) bị giới hạn ở 20 độ hoặc ít hơn.

1/ Nguyên nhân gây ra khiếm thị

Các bệnh về mắt là nguyên nhân phổ biến gây ra khiếm thị. Điển hình là:
  • Đục thủy tinh thể: nhìn mờ
  • Bệnh thoái hóa hoàng điểm: tầm nhìn trung tâm mờ hoặc bị che khuất một phần.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường cũng gây ra các điểm mù, nhìn mờ và biến dạng thị giác.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Tầm nhìn ngoại vi kém
  • Viêm võng mạc sắc tố làm giảm tầm nhìn ngoại biên và khả năng nhìn thấy trong bóng tối hoặc môi trường ánh sáng kém.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng và mất độ tương phản là các triệu chứng khác của bệnh khiếm thị.
  • Ngoài ra di truyền và chấn thương mắt cũng có thể dẫn đến khiếm thị.

2/  Những tác động của bệnh khiếm thị

Khiếm thị gây khó khó khăn cho trẻ em trong học tập và vui chơi
  • Trẻ em bị khiếm thị sẽ gặp khó khăn về học tập và vui chơi, họ cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt và họ cần giúp đỡ để phát triển các kỹ năng xã hội.
  • Mất thị lực ở người lớn và người cao tuổi có thể gây ra cho họ sự tổn thương về tinh thần, dẫn đến thất vọng và trầm cảm. Những người lớn bị mất thị lực do khiếm thị sẽ mất khả năng lái xe an toàn, hay khi xem truyền hình họ không theo kịp được, hay khi đọc sách báo họ sẽ tốn rất nhiều thời gian để đọc hết 1 đoạn chữ. Họ không tự di chuyển và hoạt động nếu không có sự giúp đỡ của người khác.
Mất thị lực có thể gây ra cho họ sự tổn thương về tinh thần
  • Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có hơn 1 triệu người khiếm thị nhưng chỉ 20% có việc làm. 80% còn lại không có việc làm, phải sống phụ thuộc vào người khác. Tỷ lệ người khuyết tật có nhu cầu song chưa có việc làm khoảng 31%. Do sức khỏe không tốt, lại không được học hành đầy đủ (chỉ khoảng 6% người khuyết tật học hết bậc THPT, trên 20% có trình độ THCS) nên cơ hội kiếm việc làm của họ gần như không có.​
  • Một số người khiếm thị trở nên rất phụ thuộc vào bạn bè và người thân, nhiều người khác phải tự sinh hoạt một mình.

3/ Cần làm gì khi bị khiếm thị?

  • Nếu bạn bị suy giảm thị lực, gây cản trở khả năng sinh hoạt hàng ngày và tận hưởng cuộc sống, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để khám mắt tổng quát.
  • Khi bị khiếm thị mà không chữa được bằng việc đeo kính mắt hoặc kính áp tròng, có thể là dấu hiệu đầu tiên của một bệnh về mắt nghiêm trọng như thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi tác, bệnh tăng nhãn áp hoặc viêm võng mạc sắc tố. Hoặc nó có thể là bạn đang tiến triển bệnh đục thủy tinh thể. Dù ở trường hợp nào đi chăng nữa, việc cần làm nhất là cần đi khám tổng quát chuyên khoa mắt.
  • Nếu bác sĩ nhãn khoa cho rằng bạn bị mất thị lực không thể chữa bằng việc đeo kính mắt, điều trị hoặc phẫu thuật, bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Tới các cơ sở chuyên khoa mắt để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp

  • Bác sĩ nhãn khoa sẽ phối hợp hoặc giới thiệu cho bạn một chuyên gia về thị lực khác. Chuyên gia thị lực có thể đánh giá mức độ và loại mất thị lực bạn đang gặp phải, từ đó đưa ra các phương pháp trợ giúp để bạn có được thị lực hay tầm nhìn tốt hơn như kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính thiên văn sinh học, và giúp bạn học cách sử dụng chúng.
  • Ngoài ra còn có các lựa chọn khác bao gồm: Lính lúp kỹ thuật số cầm tay để ăn uống, phần mềm đơn giản hóa việc sử dụng máy tính với độ phóng đại và các tính năng chuyển văn bản thành giọng nói.
Phần mềm đơn giản hóa việc sử dụng máy tính cũng là một lựa chọn khi bị khiếm bị
  • Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc huấn luyện viên dành cho người khiếm thị để giúp bạn có được một cuộc sống cải thiện hơn.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY hoặc liên hệ 024.777.86868 – ext 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153