Bệnh lý võng mạc ở người cao tuổi và người bệnh đái tháo đường

 

Đái tháo đường có thể coi là một bệnh dịch của thế kỷ 21 khi đời sống sinh hoạt và chế độ ăn uống đã có những thay đổi không nhỏ so với những thập kỷ trước. Đi kèm theo với số lượng gia tăng người mắc bệnh đái tháo đường gia tăng, số lượng người bị biến chứng của bệnh đái tháo đường cũng tăng lên nhanh chóng. Bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng mạch máu nhỏ đáng sợ của bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường là thủ phạm gây tử vong ở hơn 57.000 người mỗi năm, và chi phí điều trị bệnh đái tháo đường sẽ tăng từ mức 11 triệu đồng/năm khi chưa có biến chứng lên mức 30 triệu đồng/năm (chiếm khoảng 60% thu nhập hàng năm) nếu có các biến chứng mạn tính của Đái tháo đường.

Những con số này nói lên một tình trạng đáng báo động trong chăm sóc sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm do tình trạng đường huyết kéo dài, trong đó có suy giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa.

Biến chứng mắt thường diễn tiến thầm lặng mà người bệnh rất khó tự phát hiện. Người bệnh Đái tháo đường khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về thị lực như nhìn mờ, méo hình, giảm độ tương phản, nhòe màu sắc, tầm nhìn bị vướng/che khuất… thì cần ngay lập tức thăm khám Bác Sĩ Mắt, đặc biệt là Bác Sĩ Mắt có chuyên ngành Dịch kính Võng mạc.

Tuy nhiên khi người bệnh nhận biết được những sự thay đổi này thì có thể bệnh đã phát triển trước đó, do vậy theo các khuyến cáo, người bệnh Đái tháo đường type 1 nên thăm khám bác sỹ mắt 5 năm một lần và người bệnh Đái tháo đường type 2 nên thăm khám bác sỹ mắt hàng năm từ lúc được chẩn đoán để có thể phát hiện sớm những thay đổi tại mắt mà người bệnh không tự nhận biết được. Khi người bệnh càng có nhiều yếu tố nguy cơ (Đái tháo đường, kèm tăng huyết áp, suy thận…) thì càng nên thăm khám định kỳ thường xuyên.

Theo các chuyên gia, tầm soát định kỳ cũng là “Chìa khóa vàng” nhằm đảm bảo điều trị thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh và gia đình nên tự nhận thức được tầm quan trọng phòng bệnh và chủ động thăm khám tại các Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm dấu hiệu biến chứng mắt trên nền bệnh Đái tháo đường, ngay cả khi họ không có triệu chứng gì về mắt.

Khi được chẩn đoán mắc biến chứng tại mắt do Đái tháo đường, tiến bộ y học cũng đã có nhiều bước tiến trong điều trị. Nguyên tắc đầu tiên người bệnh cần chú trọng là kiểm soát toàn diện tất cả yếu tố nguy cơ, đặc biệt là đường huyết, huyết áp, mỡ máu để đảm bảo kiểm soát tốt bệnh lý gốc là Đái tháo đường và từ đó ngăn chặn quá trình suy giảm thị lực diễn tiến trầm trọng hơn, giảm nguy cơ dẫn đến phù hoàng điểm/điểm vàng vốn là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong thị lực mỗi người bệnh.

Bệnh Võng mạc Đái tháo đường
Bệnh Võng mạc tiểu đường là tình trạng bệnh lý với các tổn thương xảy ra ở võng mạc do đái tháo đường gây nên. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi nắm những thông tin cơ bản về dấu hiện bệnh sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, từ đó giúp bạn có thể bảo vệ thị lực tốt hơn. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa và tỷ lệ bị bệnh tăng nhanh trong những năm gần đây tại nước ta. Ở giai đoạn sớm, hệ thống vi mạch bị tổn thương có thể phình to hoặc rò rỉ máu vào võng mạc. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn, vi mạch bị tổn thương chết dần. Các vi mạch thay thế buộc phải sinh ra trên bề mặt võng mạc. Các vi mạch bất thường mới sinh này thường dễ tổn thương, xuất hiện sai vị trí nên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn.

    Dấu hiệu nhận biết: Những triệu chứng ban đầu của bệnh võng mạc đái tháo đường thường không quá rõ ràng. Người bệnh có thể bị nhìn mờ, tầm nhìn xuất hiện nhiều chấm đen di động, trôi nổi như ruồi muỗi bay. Một số người thì có các dấu hiệu không điển hình như chảy nước mắt, nhức mỏi mắt…

Phù hoàng điểm do Đái tháo đường
Phù hoàng điểm là một trường hợp đặc biệt của bệnh Võng mạc Đái tháo đường. Nguyên nhân là do các mạch máu tại võng mạc ở người đái tháo đường bị tổn thương làm rò rỉ dịch ra ngoài, từ đó gây nên phù hoàng điểm. Đây là bệnh lý thường gặp làm suy giảm thị lực trung tâm của người đái tháo đường.
Dấu hiệu nhận biết: Người bệnh có thể gặp tình trạng tầm nhìn trung tâm bị mờ như gợn sóng, không nhìn thấy màu sắc hoặc màu sắc của vật thể bị thay đổi. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, không phải người bệnh nào bị phù hoàng điểm cũng xuất hiện các triệu chứng này.

Tăng nhãn áp ở người Đái tháo đường
Người Đái tháo đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao gấp đôi người bình thường. Nguyên nhân là do đường huyết cao gây áp lực lớn cho dây thần kinh thị giác.
Dấu hiệu nhận biết: tầm nhìn bị hạn chế, xuất hiện các khoảng tối, nhìn mờ như có một màng che phủ trước mắt. Người bệnh có thể thấy buồn nôn và nôn.
Đục thủy tinh thể
Thể thủy tinh trong mắt là bộ phận giúp nhìn rõ mọi vật.Thủy tinh thể có xu hướng mờ đục dần khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, ở người bệnh đái tháo đường, ngay cả còn trẻ, thể thủy tinh cũng có thể mờ đục. Hiện tượng này gọi là bệnh lý đục thủy tinh thể đái tháo đường. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Nồng độ đường cao trong máu sẽ làm thể thủy tinh lắng cặn, đây chính là nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể ở người bệnh đái tháo đường.

Để lắng nghe thêm thông tin hữu ích từ các chuyên gia, giải pháp và tiếp cận thông tin nhãn khoa nhằm giúp phục hồi thị lực, mang đến chất lượng sống tốt hơn cho quý người bệnh, xin mời Quý độc giả cùng xem Livestream của Bệnh Viện Mắt Kỹ Thuật Cao Hà Nội vào 15h thứ 6 ngày 02/12/2022.

💁 Để được tư vấn các bệnh lý về mắt, xin vui lòng liên hệ hotline 𝟎𝟗𝟖𝟒.𝟏𝟐𝟐.𝟏𝟓𝟑 để được hỗ trợ
————-☘️☘️☘️—————–
𝘏𝘐𝘛𝘌𝘊 – 𝘛𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 𝘤𝘩𝘰 đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘴𝘢́𝘯𝘨
📞 Hotline: 0984 122 153
🏥 Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🏥 Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
🏥 Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153