BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh võng mạc đái tháo đường (VM ĐTĐ) là nguyên nhân chính gây ra mù loà ở các nước phát triển và dần trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Bệnh VM ĐTĐ xảy ra trong 90% các trường hợp ĐTĐ tiến triển sau 10-15 năm, bất kể ĐTĐ phụ thuộc Insulin hay không.
Trên thế giới có trên 200 triệu người mắc đái tháo đường, còn ở Việt Nam khoảng 4,5 triệu người mắc, trong đó có khoảng 20% những người mắc tiểu đường có biến chứng ở mắt với các mức độ khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, những tổn thương của bệnh ở đáy mắt sẽ rất nặng nề như phù hoàng điểm, xuất huyết võng mạc, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc…dẫn đến mù lòa. 

Nguyên nhân gây ra bệnh VM ĐTĐ: 

Bệnh đái tháo đường gây nên tổn thương các mạch máu của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, biểu hiện rõ nhất ở các vi mạch máu (mao mạch). Tại mắt, do tổn thương các mao mạch võng mạc, làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương vào võng mạc gây phù nề.
Khi mao mạch bị phá hủy gây tắc và làm thiếu máu võng mạc, khi đó cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới (tân mạch) để nuôi dưỡng những vùng võng mạc này. Tuy nhiên, những mạch máu mới này mỏng manh, có cấu tạo không hoàn chỉnh, dễ vỡ gây ra các biến chứng xuất huyết dịch kính, xơ hóa gây co kéo bong võng mạc.
Võng mạc là bộ phận cảm thụ ánh sáng, trong đó hoàng điểm là trung tâm của võng mạc, nơi cho thị lực tinh tế nhất. Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường trên võng mạc làm cho võng mạc bị tổn thương nặng, gây tổn hại trầm trọng tới chức năng thị giác.

Các giai đoạn của bệnh VM ĐTĐ

  • Bệnh lý võng mạc nền:
Đây là giai đoạn sớm của bệnh lý võng mạc do đái tháo đường với những tổn thương như phình mao mạch võng mạc, xuất huyết nhẹ, ứ đọng các chất tiết trong võng mạc, phù võng mạc.
 
Bệnh lý giai đoạn này nếu chưa xâm phạm vào vùng hoàng điểm thì chưa gây giảm thị lực. Tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm thấy các bất thường về thị giác như nhìn thấy các điểm đen trước mắt, hoặc cảm giác về màu sắc thay đổi…Cần theo dõi và điều trị khi có tiến triển xấu, ảnh hưởng đến chức năng thị giác.
  • Bệnh lý hoàng điểm do đái tháo đường: 
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây giảm thị lực ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là  thể bệnh không phụ thuộc insulin, từ 50 – 70 tuổi. Hoàng điểm ( nơi tập trung thị lực cao nhất của mắt) bị phù, có khi tạo thành nang, hoặc kèm theo tổn thương thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ.
Phù hoàng điểm với các xuất tiết cứng quanh hoàng điểm
Điều trị: Khi đã xuất hiện bệnh lý hoàng điểm với biểu hiện thị lực giảm sút nhiều, bệnh nhân cần được khám mắt và điều trị ngay để hoàng điểm được hồi phục sớm.
  • Bệnh lý võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh: 

Tổn thương ở võng mạc giai đoạn này gây nên bởi sự bất thường cung cấp máu cho võng mạc, dẫn đến các tổn thương thiếu máu cục bộ, xuất huyết, xuất tiết  và phù võng mạc. Nếu các tổn thương này chưa xâm phạm đến vùng hoàng điểm thì bệnh nhân chưa nhận thấy giảm thị lực. Do vậy, mặc dù các tổn thương trên võng mạc đã khá nặng nề mà bệnh nhân vẫn chưa nhận biết thấy nên thường không đi khám và điều trị.

Vi phình mạch, xuất tiết, xuất huyết võng mạc
Điều trị: Tổn thương ở giai đoạn này nếu đe dọa chức năng thị giác, hoặc gây thiếu máu cục bộ nặng cần chụp đáy mắt huỳnh quang và laser quang đông các vùng tổn thương để phòng biến chứng.
  • Bệnh lý võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh
Bệnh lý giai đoạn này gây ra bởi sự tăng sinh các tân mạch bất thường, gây xuất huyết tái diễn liên tục, gây tổ chức hóa và co kéo dịch kích võng mạc. Hậu quả  là tổn thương nặng võng mạc, rách hoặc bong võng mạc dẫn đến mù lòa. Một hậu quả khác thường gặp là gây nên thể bệnh glôcôm tân mạch, đau nhức trường diễn, cực kỳ khó điều trị.
Điều trị: Bệnh nhân ở giai đoạn này cần được laser quang đông toàn bộ võng mạc cấp cứu. Diễn biến của bệnh giai đoạn này rất nhanh và nặng, đặc biệt khi bệnh đái tháo đường không được điều trị triệt để.
Laser quang đông toàn bộ võng mạc

Khám mắt để phát hiện sớm và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Khám tầm soát: Tất cả bệnh nhân đái tháo đường nên được khám tầm soát để phát hiện sớm bệnh: Quy trình khám bao gồm thử thị lực, tra thuốc giãn đồng tử để soi đáy mắt có hệ thống trên máy sinh hiển vi. Tùy từng giai đoạn của bệnh và tổn thương của võng mạc mà bác sỹ sẽ cho chỉ định điều trị hoặc theo dõi định kỳ. Song song với nó, bệnh nhân cần được điều trị tích cực bệnh đái tháo đường, đưa lượng đường huyết trở về ngưỡng bình thường.
Quy trình khám và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường như sau:
benh-vong-mac-dai-thao-duong  Khám tổng quát về mắt để đánh giá chức năng chung của mắt
benh-vong-mac-dai-thao-duong-2  Tra thuốc giãn đồng tử để khám đáy mắt
benh-vong-mac-dai-thao-duong-3  Chụp đáy mắt ảnh màu để nhận định các tổn thương giai đoạn sớm
 Nếu đã xuất hiện các tổn thương, chụp mạch máu huỳnh quang và chụp OCT để đánh giá. Hệ thống chụp mạch huỳnh quang kỹ thuật số cho phép phát hiện các tổn thương phù, xuất huyết, thiếu máu, tân mạch bất thường rất chính xác.
Chụp OCT cũng là một phương pháp cực kỳ hiện đại để đánh giá tình trạng phù và tổn thương của võng mạc trung tâm.
 Điều trị tổn thương bằng laser quang đông võng mạc. Các loại laser tiên tiến hiện nay như laser chùm PASCAL, cho phép điều trị chính xác, hiệu quả, không đau và rất nhanh.
Nếu bệnh nhân có chỉ định, sẽ được dùng các thuốc tiêm nội nhãn đặc biệt như LUCENTIS để điều trị các dạng mạch máu bất thường ở đáy mắt do bệnh đái tháo đường gây ra.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY hoặc liên hệ 0984 122 153

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153