Co giật mí mắt: ‘Điềm báo’ hay cảnh báo bệnh lý tại mắt

Nhiều người vẫn tin rằng, nếu bị giật mí mắt hay, nháy mắt liên tục là ‘điềm báo’ thường có liên hệ đến một điều gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, theo y học co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của một rối loạn vận động mạn tính, bạn không nên chủ quan bỏ qua. Cùng chuyên gia nhãn khoa Hitec tìm hiểu về Co giật mí mắt qua bài viết dưới đây

1. Tổng quan về co giật mí mắt

Co giật mí mắt thường xảy ra trong một vài giây hoặc trong một đến hai phút. Các đợt co giật mí mắt sẽ không dự đoán trước được. Sự co giật có thể biến mất và sau đó lại xuất hiện trong vòng nhiều ngày và rồi bạn sẽ không nhận thấy bất cứ sự co giật nào trong vòng vài tuần, thậm chí vài tháng.

Co giật mí mắt thường không gây đau đớn và không gây hại, nhưng có thể gây phiền nhiễu tới bạn. Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Đặc biệt nếu co giật đi kèm với việc co giật các phần khác của mặt hoặc các chuyển động không kiểm soát được.

2. Co giật mí mắt cảnh báo một số vấn đề sức khỏe

Khi nhận thấy mí mắt của bạn bị giật lên một cách bất thường thì đừng chủ quan bỏ qua, nên cẩn thận vì có thể bạn đã mắc phải một trong các vấn đề sức khỏe sau:

  • Do căng thẳng quá mức

Khi cơ thể làm việc quá sức, mắt sẽ có những xung đột từ nhẹ đến mạnh, đôi khi chính bản thân bạn cũng không nhận ra được. Chứng mỏi mắt cũng có thể bắt nguồn từ việc sử dụng máy tính cũng như điện thoại quá lâu, từ đó tăng nguy cơ mắt giật. Nếu bạn cần phải làm việc với máy tính thường xuyên, bạn có thể áp dụng quy tắc 20–20–20 để giảm bớt phần nào áp lực cũng như cho mắt bạn nghỉ ngơi.

Căng thẳng quá mức có thể phản ứng bằng nhiều hiện tượng khác nhau như thở dài, ngáp, uể oải… và cả co giật ở mí mắt. Tuy nhiên, bạn chỉ cần điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt của mình là có thể giảm bớt tình trạng này một cách đáng kể.

Co giật mí mắt vì thiếu ngủ
  • Do thiếu ngủ trầm trọng

 Tình trạng thiếu ngủ thường xuyên khiến bạn dễ bị căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh. Khi thiếu ngủ, đôi mắt của bạn là nơi phản ánh tình trạng này rõ rệt nhất.

  • Uống nhiều cà phê quá mức

Trong cà phê có chứa chất caffeine nên khiến nhịp tim dễ bị tăng cao, từ đó kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt.

Co giật mí mắt vì dùng cafe quá nhiều
  • Mắt giật do bị dị ứng

Khi cơ thể bạn có các triệu chứng như ngứa mũi, khó thở, ngạt, nổi mẫn ngứa, co giựt mí mắt… thì có thể bạn đang bị dị ứng. Khi bạn bị dị ứng, các nhân tố gây dị ứng giải phóng histamine và tác động lên phức hợp protein. Khi đó, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh và kích hoạt cơ chế phòng thủ giúp chống lại các tác nhân gây dị ứng, được biểu hiện bao gồm việc co giật mí mắt.

Nhiều người xem hiện tượng này là bình thường, nghĩ chúng không đáng quan tâm. Nhưng nếu không có giải pháp kịp thời, để mắt co giựt quá lâu sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: khô mắt, viêm giác mạc, hoặc thậm chí là mù mắt tạm thời…

  • Do sử dụng đồ uống chứa cồn

Tương tự như các thức uống chứa nhiều caffeine, các loại thức uống chứa nhiều cồn cũng có thể là nguyên nhân mắt giật. Bạn có thể hạn chế các loại thức uống này trong một khoảng thời gian ngắn để giảm bớt nguy cơ giật mắt.

  • Mắt giật do thiếu chất

Một vài báo cáo thu được từ những nghiên cứu cho biết rằng việc thiếu một số loại dưỡng chất nhất định, chẳng hạn như magiê, có thể là nguyên nhân mắt giật.

  • Mắc các bệnh về mắt

Nếu cơn co giật diễn biến mạn tính, rất có thể co giật mí mắt lành tính là tình trạng chuyển động mạn tính, không kiểm soát được của mí mắt. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cả 2 mắt. Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa biết rõ, nhưng những bệnh về mắt như: Viêm mí mắt, viêm kết mạc, khô mắt… có thể làm cơn co giật dày hơn, kéo dài hơn.

  • Do rối loạn dây thần kinh hoặc não bộ

Rất hiếm gặp, nhưng co giật mí mắt có thể là triệu chứng của những rối loạn nghiêm trọng về thần kinh hoặc não. Khi co giật mí mặt là hậu quả của những tình trạng này, thì sẽ đi kèm với các triệu chứng khác. Rối loạn não và thần kinh có thể khiến mí mắt co giật bao gồm:

– Liệt dây thần kinh mặt;

– Loạn trương lực cơ, gây co thắt cơ không tự chủ và ảnh hưởng đến một phần cơ thể bị xoay hoặc biến dạng;

– Loạn trương lực cơ cổ, khiến cổ co giật bất ngờ và khiến đầu quay ở vị trí khiến bạn khó chịu;

– Đa xơ cứng, một bệnh của hệ thần kinh trung ương gây ra các vấn đề về nhận thức và vận động, cũng như mệt mỏi;

– Bệnh Parkinson, gây run các chi, cứng cơ, gặp các vấn đề về thăng bằng và ngôn ngữ;

– Hội chứng Tourette.

Giác mạc trầy xước không được chẩn đoán cũng có thể gây ra tình trạng co giật mí mắt mãn tính. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị chấn thương mí mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Vết xước giác mạc có thể gây ra tổn thương về mắt vĩnh viễn.

Những nguyên nhân gây co giật mí mắt

3.Cần làm gì khi bị co giật mí mắt?

Đa số các tình trạng co giật mí mắt sẽ biến mất mà không cần điều trị. Nếu tình trạng này không tự biến mất, bạn có thể cố gắng loại trừ hoặc làm giảm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất của co giật mí mắt là do căng thẳng, mệt mỏi và sử dụng caffein.

Để làm giảm co giật mí mắt bạn nên làm những cách sau:

– Uống ít caffein hơn;

– Ngủ đủ giấc;

– Giữ bề mặt và niêm mạc mắt luôn ẩm bằng các loại nước mắt nhân tạo không cần kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt;

– Chườm ấm lên mắt khi bị co giật mí mắt.

Ở một số trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm botox và đôi khi tiêm botox được sử dụng để điều trị co giật mí mắt lành tính. Botox có thể làm giảm những cơn co giật mạnh trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, khi tác dụng của botox giảm đi, bạn sẽ cần phải tiêm bổ sung thêm.

Phẫu thuật loại bỏ một vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt cũng có thể được áp dụng để điều trị các trường hợp co giật mí mắt nghiêm trọng. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc tập thư giãn cho các cơ mặt.

4. Lời khuyên của thầy thuốc

Nếu co giật mí mắt thường xuyên xảy ra, hãy ghi chép lại thời gian và những triệu chứng đi kèm. Ghi lại lượng caffein, thuốc lá và rượu, cũng như mức độ căng thẳng của bạn trong khoảng thời gian các cơn co giật mí mắt xảy ra. Xem xét mối liên quan giữa các chất kể trên và điều chỉnh giảm, nếu cường độ và thời gian co giật mi cũng giảm theo thì đích thị nó là tác nhân chính.

Nếu nhận thấy bạn bị co giật mí mắt nhiều hơn khi bạn không ngủ đủ, thì nên cố gắng đi ngủ sớm hơn từ 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày, để làm giảm sức căng của mí mắt và giảm các cơn co giật.

Nếu bị co giật mí mắt trong thời gian dài và có thêm các dấu hiệu dưới đây, cần đến gặp bác sĩ ngay: mắt sưng đỏ bất thường; mí mắt trên rủ xuống; mí mắt bị đóng sập, ảnh hưởng đến tầm nhìn; mí mắt bị co giật trong vài tuần; co giật mí mắt kèm theo các co giật các bộ phận khác trên mặt hay nhận thấy tình trạng co giật kéo dài trong thời gian dài cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám và điều trị kịp thời

☎️Để được tư vấn các bệnh lý về mắt, xin vui lòng liên hệ hotline 𝟎𝟗𝟖𝟒.𝟏𝟐𝟐.𝟏𝟓𝟑
————-✺ ✺ ✺ ————-
📞 Hotline: 𝟎𝟗𝟖𝟒 𝟏𝟐𝟐 𝟏𝟓𝟑
𝐇Ệ 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐁Ệ𝐍𝐇 𝐕𝐈Ệ𝐍 𝐌Ắ𝐓 𝐇𝐈𝐓𝐄𝐂 – 𝐇𝐢𝐭𝐞𝐜 𝐄𝐲𝐞 𝐇𝐨𝐬𝐩𝐢𝐭𝐚𝐥
🏥 Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🏥 Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
🏥 Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
𝘏𝘐𝘛𝘌𝘊 – 𝘛𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 𝘤𝘩𝘰 đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘴𝘢́𝘯𝘨

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153