Đeo kính thường xuyên và đúng cách

Đây là phương pháp điều trị kiểm soát cận thị, viễn thị và loạn thị ở mọi độ tuổi, tiện dụng, thoải mái và không có tác dụng phụ.

Kính gọng là phương pháp được lựa chọn phổ biến giúp người mắc tật khúc xạ có tầm nhìn rõ nét. Tuy nhiên, không ít người mắc tật khúc xạ (cận/viễn/loạn thị) hạn chế đeo kính thường xuyên vì nhiều lý do như không thoải mái, sợ mắt bị yếu đi,... Đây là quan điểm sai lầm và thiếu tính khoa học, thậm chí sẽ gia tăng nguy cơ suy giảm thị lực. Những lý do người bệnh nên đeo kính thường xuyên và các lưu ý để sử dụng kính đúng cách thông qua bài viết dưới đây:

1.    Những lý do phổ biến dẫn đến việc không đeo kính thường xuyên

Một số người tin rằng việc không đeo kính mà buộc mắt phải hoạt động độc lập sẽ tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh nhãn cầu và ngăn tật khúc xạ tiến triển. Tuy nhiên điều này là không đúng sự thật. Việc không sử dụng kính có thể dẫn đến mắt trở nên căng thẳng và mệt mỏi ở người lớn, đồng thời có thể làm trầm trọng thêm các tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị ở trẻ em. 

Trẻ mắc tật khúc xạ nên đeo kính thường xuyên

1.1.    Không đeo kính thường xuyên có thể khiến mắt của trẻ tăng độ cận

  • Dừng đeo kính do cảm giác khó chịu

Đối với việc thay mắt kính mới do độ cận thay đổi, mắt sẽ mất thời gian vài ngày hoặc vài tuần để làm quen với kính mới. Điều này đôi khi có thể gây nhức đầu, mỏi mắt và nhức mắt, khiến một số người bệnh ngưng sử dụng đeo kính. Đây là một bước đi sai lầm. Thay vì ngưng đeo kính, người bệnh cần tập cho mắt làm quen dần với kính và duy trì việc đeo kính để đạt được kết quả thị lực tốt về mặt lâu dài.

  • Sợ bị mắt lồi, mắt dại khi đeo kính

Một số người tin rằng việc đeo kính sẽ khiến mắt bị lồi và dại hơn. Tuy nhiên, tình trạng mắt lồi là do trục nhãn cầu dài hơn bình thường, thường xuất hiện ở người cận thị nặng hoặc hốc mắt nhỏ. Còn tình trạng mắt dại xảy ra khi người mắc tật khúc xạ đeo kính không đúng tầm mắt, khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn bình thường, gây nên tình trạng mắt mỏi và dại mắt. Chính vì vậy, tình trạng mắt lồi, mắt dại hoàn toàn không đến từ việc đeo kính thường xuyên.

  • Cho rằng đeo kính sẽ khiến mắt tăng độ khúc xạ nhanh hơn

Một số người bệnh không muốn đeo kính thường xuyên vì sợ mắt bị phụ thuộc vào kính, từ đó tăng độ khúc xạ. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm và thiếu tính khoa học. Việc tăng độ khúc xạ có thể đến từ nguyên nhân do mắt phải điều tiết quá mức. Nếu không đeo kính, mắt sẽ càng phải điều tiết nhiều hơn để có thể nhìn rõ, dẫn đến độ khúc xạ ngày một tiến triển.

1.2 Tại sao người mắc tật khúc xạ cần đeo kính thường xuyên?

Tật khúc xạ sẽ tiến triển bất kể người bệnh có đeo kính hay không, nhưng việc đeo kính sẽ giúp người bệnh nhìn rõ hơn và giảm thiểu nguy cơ tiến triển tật khúc xạ. Theo các chuyên gia nhãn khoa, người mắc tật khúc xạ từ 1,5 độ trở lên thì việc đeo kính thường xuyên là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, việc trẻ em không đeo kính thường xuyên có thể khiến bệnh cận thị tiến triển nhanh hơn. 

Ngoài nguy cơ gây tiến triển tật khúc xạ, việc đeo kính không thường xuyên có thể đem đến cho người bệnh các rủi ro như sau:

•    Nhược thị.
•    Đau nhức trong hoặc xung quanh mắt.
•    Ngứa hoặc rát mắt.
•    Khô mắt hoặc chảy nước mắt.
•    Nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
•    Đau đầu dai dẳng.
•    Đau nhức ở cổ, vai hoặc lưng do hay có tư thế sai để nhìn rõ vật.
•    Khó tập trung.
•    Cảm giác mệt mỏi.

Việc không đeo kính sẽ đem lại nhiều rủi ro lên mắt và sức khỏe nói chung của người bệnh. Vì vậy, bất kể ở trong lứa tuổi nào, việc đeo kính thường xuyên đều cần thiết để giúp duy trì và bảo vệ thị lực cho mắt, cũng như sức khỏe tổng quát của người bệnh.

Sử dụng kính gọng đúng cách

2.    Phương pháp sử dụng kính khoa học để bảo vệ thị lực

Một số phương pháp sử dụng kính đúng cách mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần với bác sĩ nhãn khoa để được kê đơn kính chính xác nhất với độ khúc xạ của mắt.

  • Có thời gian để mắt làm quen với kính mới trong 1-2 tuần đầu tiên.

  • Đeo kính thường xuyên, đúng độ, đúng tầm mắt.

  • Chọn kính mắt chất lượng tốt (có thể kết hợp lớp phủ chống bụi, chống ánh sáng xanh, chống tia UV).

  • Chú ý vệ sinh kính, tránh làm xước mắt kính để đảm bảo tầm nhìn không bị mờ nhòe.

  • Người bệnh cần lưu ý bảo quản và sử dụng kính đúng cách

Ngoài ra, những người trên 18 tuổi có thể tham khảo thực hiện các phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ để lấy lại tầm nhìn sắc nét, qua đó loại bỏ sự phụ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng. 
 

Dịch vụ khác

kinh-ap-trong-dem-ortho-k

Kính áp tròng đêm Ortho K

Là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính tiếp xúc cứng vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình từ 6 giờ đến 8 giờ mỗi đêm) giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc, làm giảm và khử độ cận thị, nhờ thế ban ngày sẽ giúp hạn chế sự phụ thuộc kính gọng hoặc kính sát tròng mềm

Xem chi tiết
kinh-ap-trong-mem

Kính áp tròng mềm

Kính áp tròng mềm là một loại kính được sử dụng để cải thiện tật khúc xạ, có tính thẩm mỹ cao, có thể dùng thay thế kính gọng và không dùng khi đi ngủ. Ngoài ra, kính áp tròng mềm còn được sử dụng như một phụ kiện thời trang, giúp bạn gái có đôi mắt long lanh, cuốn hút hơn trong các sự kiện.

Xem chi tiết
thuoc-aptropine-nong-do-thap

Thuốc Aptropine nồng độ thấp

Atropine là một thuốc kháng cholinergic, hoạt động bằng cách đối vận thụ thể Muscarinic không chọn lọc. Là loại thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị kiểm soát cận thị.

Xem chi tiết
phau-thuat-tat-khuc-xa

Phẫu thuật tật khúc xạ

Phẫu thuật khúc xạ mắt là quá trình phẫu thuật nhằm điều trị các tật: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Quy trình này thực hiện bằng cách điều chỉnh độ cong của giác mạc hoặc đặt kính vào trong nội nhãn, giúp người bệnh nhìn rõ chi tiết hình ảnh mà không cần đeo kính, phù hợp cho người có độ khúc xạ ổn định trên 18 tuổi

Xem chi tiết

Để được tư vấn gói khám và

điều trị phù hợp

Bệnh nhân có thể liên hệ Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec qua

   0984 122 153 (Hà Nội) hoặc 0345 118 228 (Tp.HCM)

   media@benhvienmat.vn

Đặt lịch khám   
0984 122 153
image 024 7778 6868 image Zalo image Facebook image Đặt lịch khám image Chỉ đường