Glôcôm (thiên đầu thống, cườm nước) có chữa được không?

Glôcôm hay còn gọi thiên đầu thống/ cườm nước là bệnh mạn tính, không hồi phục và hiện tại chưa có phương pháp điều trị triệt để, chỉ có thể kiểm soát làm chậm tiến triển của bệnh. Do đó, sàng lọc phát hiện sớm và quản lý điều trị tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân glôcôm tránh được hậu quả mù lòa. Mặc dù tình trạng mù lòa do glôcôm có thể phòng tránh được, nhưng phần lớn trường hợp người bệnh không biết mình mắc bệnh glôcôm. Một nghiên cứu cộng đồng thực hiện tại Đà Nẵng, Việt Nam cho thấy, tỉ lệ bị bệnh glôcôm ở người trên 40 tuổi là 4,86% trong đó 66,9% bệnh nhân glôcôm trong cộng đồng không biết mình bị bệnh và chưa được khám, điều trị. Trong bài viết này, chuyên gia nhãn khoa Hitec giúp bạn tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh Glôcôm để chậm tiến triển của bệnh, duy trì và bảo tồn thị lực còn lại.

Biến chứng nguy hiểm gặp phải ở bệnh nhân mắc Glôcôm

❌ Mất thị trường: Glôcôm gây mất khả năng bao quát của con mắt dẫn đến giảm hoặc mất khả năng nhận biết vật ở phía bên cạnh (điểm mù).
❌Thích ứng sáng tối kém: Giảm khả năng nhìn đêm dễ gây lóa mắt do đèn từ các phương tiện chiều ngược lại trong đêm hoặc ước lượng khoảng cách đến các vật xung quanh.
❌Giảm nhạy cảm tương phản: Độ nhạy tương phản bị suy giảm làm cho người bệnh không quan sát được vật xung quanh và mối nguy hiểm trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày trời mưa hay nhiều mây.
❌Giảm cảm giác về độ sâu: Cảm giác về độ sâu hay nhận thức không gian 3 chiều của vật bị giảm dẫn đến đi hay ngã, dễ gây tai nạn cho người xung quanh.

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu mối quan hệ giữa nhãn áp và động lực học thuỷ dịch để hiểu được nguyên nhân gây bệnh glôcôm do đâu.
Thuỷ dịch do thể mi tiết ra, vào hậu phòng, qua lỗ đồng tử ra tiền phòng. Thuỷ dịch được dẫn lưu khỏi tiền phòng ở góc mống mắt – giác mạc qua vùng bè (Trabeculum) vào ống Schlemm, vào tĩnh mạch nước, tĩnh mạc thượng củng mạc rồi hoà vào hệ thống tĩnh mạch chung. Đây là đường dẫn lưu chính của thuỷ dịch (80%), phần thuỷ dịch còn lại (20%) thoát ra ngoài theo con đường màng bồ đào – củng mạc, chủ yếu qua thớ cơ thể mi vào khoang trên thể mi và thượng hắc mạc đến khoang dưới củng mạc, sau đó theo các mạch máu củng mạc vào hốc mắt. Lưu lượng tiết thuỷ dịch, trở lưu thuỷ dịch và áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc ảnh hưởng quyết định tới nhãn áp. Dựa theo nguyên nhân gây tắc nghẽn lưu thông thủy dịch mà chia ra thành glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Từ đây, các bác sỹ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho từng bệnh nhân.

Đối với glôcôm góc đóng thì điều trị chủ yếu là phẫu thuật (hoặc sử dụng laser) vì trên những mắt có tiền đề giải phẫu đặc biệt thì chữa bệnh bằng thuốc không có khả năng làm khỏi bệnh cũng nh­ư ngăn chặn hiện t­ượng dính góc và làm nghẽn góc. Kết hợp điều trị thuốc chỉ có tác dụng bổ xung và chỉ là biện pháp chờ đợi tr­ước khi phẫu thuật. Cần tiến hành phẫu thuật sớm ngay khi phát hiện ra bệnh. Lựa chọn đầu tiên trong chỉ định điều trị glôcôm góc đóng có nghẽn đồng tử là dùng laser hoặc phẫu thuật cắt mống mắt chu biên. Phẫu thuật lỗ rò đ­ược đặt ra ở những giai đoạn sau của bệnh, khi chỉ định cắt mống mắt chu biên không kết quả.

Đối với glôcôm góc mở, việc điều trị nhằm làm cho nhãn áp hạ xuống d­ưới mức có thể gây tổn hại thêm cho thị thần kinh và chức năng thị giác. Nói chung, ph­ương pháp điều trị đ­ược lựa chọn phải gây ra ít nguy cơ nhất, ít tác dụng phụ nhất và ít gặp trở ngại cho đời sống bệnh nhân nhất. Trong điều trị glôcôm góc mở luôn bắt đầu bằng các thuốc tra tại chỗ, rồi đến laser. Điều trị bằng phẫu thuật chỉ thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp trên không có kết quả.

1.Điều trị bằng thuốc.

Các thuốc điều trị glôcôm đư­ợc phân chia thành nhiều nhóm dựa vào cấu trúc hoá học và tác dụng d­ược lý. Trên lâm sàng thư­ờng sử dụng 6 nhóm sau:

1.1. Các thuốc huỷ beta – adrenergic.

– Dạng thuốc: Betaxolol 0,25 – 0,5% (Betoptic) Timolol (Timoptic 0,25 – 0,5%).

– Cơ chế tác dụng: Gây hạ nhãn áp bằng cách ức chế tiết thủy dịch.

Các thuốc nhóm này có tác dụng kéo dài trong 12 – 24 giờ nên chỉ cần tra 1 – 2 lần/ngày. Thuốc huỷ beta có tác dụng bổ xung khi dùng phối hợp với thuốc co đồng tử và thuốc ức chế anhydraza cacbonic.

– Tác dụng phụ: Chậm nhịp tim, tăng bloc tim, hạ huyết áp, hen…

– Chỉ định: Dùng cho mọi hình thái glôcôm như glôcôm góc mở, glôcôm góc đóng, glôcôm thứ phát.

1.2. Các thuốc c­ờng Adrenergic.

– Dạng thuốc: Epinephrin 0,25% – 2%, Dipivephrin.

– Cơ chế tác dụng: Làm tăng l­ưu thông thủy dịch qua vùng bè và qua

đư­ờng màng bồ đào – củng mạc.

Các thuốc này có tác dụng chậm sau khi tra và chỉ làm giảm nhãn áp 22 – 28% nên thư­ờng dùng phối hợp với các nhóm khác.

– Tác dụng phụ: Nhức đầu, tăng huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, viêm kết mạc dị ứng….

– Chỉ định: Glôcôm góc mở.

Glôcôm thứ phát do viêm màng bồ đào.

– Chống chỉ định: Các thuốc này gây giãn đồng tử nên không dùng đ­ược trong các tr­ường hợp glôcôm góc đóng.

1.3. Thuốc cường Cholinergic (giống đối giao cảm).

Các thuốc c­ường cholinergic đ­ược chia làm 2 nhóm: tác dụng trực tiếp (pilocarpin 0,5 -5% và tác dụng gián tiếp  Echothiophat).

Thuốc trực tiếp tác động vào các bản vận động giống nh­ư axetylcholin, thuốc gián tiếp ức chế men axetylcholinesteraza do đó kéo dài và tăng c­ường tác dụng của axetylcholin tự nhiên.

– Cơ chế tác dụng:

+ Các thuốc này làm co cơ thể mi, kéo cựa củng mạc và vùng bè nhờ đó làm tăng l­ưu thông thuỷ dịch.

+ Di chuyển mống mắt ra xa vùng bè trong glôcôm góc đóng.

Thuốc cư­ờng cholinergic có tác dụng sau khi tra 10 – 15 phút và kéo dài trong vài giờ nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Ngư­ời ta cũng đã chế ra thuốc d­ưới dạng màng và dạng gel nhằm kéo dài thời gian tác dụng của thuốc đồng thời hạn chế những tác dụng phụ của thuốc do giải phóng thuốc từ từ.

– Tác dụng phụ: Biến đổi khúc xạ (cận thị do điều tiết) đục thể thuỷ tinh, tăng tiết n­ước mắt, nư­ớc bọt, buồn nôn, ỉa chảy…

– Chỉ định: Glôcôm nguyên phát góc đóng và mở.

– Chống chỉ định: Glôcôm do viêm màng bồ đào, glôcôm ác tính, các

trư­ờng hợp sa lệch thể thuỷ tinh, tiền sử dị ứng với pilocarpin, glôcôm do đục thể thuỷ tinh căng phồng.

1.4. Thuốc nhóm Prostaglandin.

– Dạng thuốc: Lantanoprost (Xalatan 0,005%) Travoprost (Travatan 0,004%) isopropyl unoprosterone (rescula).

– Cơ chế tác dụng: Thuốc gây hạ nhãn áp bằng cách tăng l­ưu thông thuỷ dịch qua đ­ường màng bồ đào củng mạc thông qua hai cơ chế: Làm giãn cơ thể mi và làm nới rộng khoang giữa các bó cơ dọc của thể mi ( làm tiêu các sợi Collagen type I và IV ở giữa những khoang này )

Thuốc có tác dụng sau khi tra 2 giờ và đạt hiệu quả tối đa sau 12 giờ, chỉ cần tra mắt 1 lần/ngày.

Thuốc nhóm Prostaglandin có khả năng làm giảm nhãn áp đ­ợc 6 – 9mmHg (25 – 35%) và duy trì tác dụng trong thời gian dài. Ưu điểm nổi trội của nhóm này là sau vài năm sử dụng thuốc vẫn có đáp ứng tốt, trong khi các thuốc tra khác thư­ờng giảm hiệu quả sau điều trị 1 năm.

Trư­ờng hợp nhãn áp chư­a điều chỉnh đủ, có thể dùng phối hợp với các thuốc hạ nhãn áp khác.

– Chỉ định: Glôcôm góc mở.

– Chống chỉ định:          

  • Glôcôm góc đóng.
  • Glôcôm tân mạch.
  • Glôcôm do viêm màng bồ đào.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

– Tác dụng phụ: Prostaglandin là một chất có hoạt tính sinh học, do vậy thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ nh­ư xung huyết kết mạc, viêm bờ mi, thay đổi màu sắc, số l­ượng của lông mi, thay đổi sắc tố mống mắt.

1.5. Thuốc ức chế anhydraza cacbonic.

– Dạng thuốc: Axetazolamid (fonurit, diamox).

– Cơ chế tác dụng: Làm giảm tiết thuỷ dịch (khoảng 40 – 60%) bằng cách ức chế men anhydraza cacbonic trong thể mi. Thuốc có tác dụng sau khi dùng 30 – 60 phút và kéo dài trong 6 giờ.

– Chỉ định: Glôcôm cấp, điều trị hỗ trợ thêm trong những tr­ường hợp glôcôm không kiểm soát đư­ợc nhãn áp bằng thuốc tra mắt hạ nhãn áp.

– Chống chỉ định: Bệnh lý phổi nghiêm trọng, sỏi thận, dị ứng với Acetazolamide.

– Liều dùng: Uống 1 viên 250mg/lần x 2 – 4 lần/ngày. Cần l­ưu ý bù Kali cho bệnh nhân (Kaleorid 600mg, 1 viên x 2 lần/ngày), ngoài ra thuốc có dạng tiêm (Diamox 500mg). Sử dụng trong những cơn glôcôm cấp, cần hạ nhãn áp nhanh như­ng bệnh nhân nôn nhiều không dùng đ­ược đ­ường uống.

1.6. Thuốc tăng thẩm thấu.

– Dạng thuốc:

+ Mannitol 5 – 25% truyền tĩnh mạch 2g/kg.

+ Glycerin 50% uống 1 – 1,5g/kg.

– Cơ chế tác dụng: Làm tăng áp lực thẩm thấu của máu tạo ra một gradien thẩm thấu giữa máu và dịch kính do đó rút n­ước từ dịch kính ra và làm hạ nhãn áp.

– Tác dụng phụ: Cao huyết áp, nhức đầu, suy tim xung huyết, phù phổi….

– Chỉ định: Điều trị phụ trợ khi cần hạ nhãn áp nhanh (bắt đầu tác dụng sau 30 phút và kéo dài 4 – 6 giờ).

– Chống chỉ định: Thiểu niệu hoặc vô niệu.

Trong điều trị glôcôm góc mở cần tính toán liều l­ượng thuốc cũng như­ thời điểm thuốc trong ngày tuỳ theo mỗi bệnh nhân. Có thể bắt đầu điều trị bằng một thuốc tra mắt đơn độc với liều thấp nhất rồi sau đó tăng dần tới liều hiệu quả (thư­ờng dùng nhóm huỷ beta nếu bệnh nhân không có bệnh tim, phổi). Nếu dùng như­ vậy mà không giảm đ­ược nhãn áp tới mức an toàn thì có thể phối hợp thêm một loại thuốc khác. Tốt nhất là dùng loại thuốc phối hợp giữa thuốc huỷ beta với một thuốc co đồng tử nh­ư Fotil (pilocarpine + timolol), tra mắt 1 – 2 giọt/mỗi lần, 2 lần/ngày hoặc một thuốc cư­ờng Adrenergic với một thuốc co đồng tử như­ E – Pilo (Epinephrine + Pilocarpine) tra 2 – 4 lần/ngày. Nhiều khi phải dùng thuốc ức chế anhydraza cacbonic với một thuốc tra để giúp cho nhãn áp hạ nhanh ngay từ đầu, sau đó cắt thuốc uống toàn thân và chỉ dùng thuốc tra tại mắt. Ngoài ra, tất cả các bệnh nhân điều trị glôcôm góc mở cần đ­ược theo dõi thư­ờng xuyên về nhãn áp, tình trạng đĩa thị và chức năng thị giác để điều chỉnh kịp thời.

Điều trị glôcôm góc đóng cấp diễn bằng thuốc là để chuẩn bị bệnh nhân cho một phẫu thuật triệt để. Thí dụ cắt mống mắt bằng laser. Những mục đích chính là hạ nhãn áp nhanh chóng để chống tổn hại thêm cho thị thần kinh, làm cho giác mạc trong ra, giảm viêm nội nhãn và đề phòng dính mống mắt phía sau và ở chu vi phía tr­ước.

2.Điều trị bằng laser.

2.1. Tạo hình vùng bè bằng laser điều trị glôcôm góc mở.

– Chỉ định:

+ Nhãn áp không điều chỉnh đ­ược bằng thuốc.

+ Bệnh nhân không có điều kiện dùng thuốc (do hoàn cảnh kinh tế, do không theo dõi đư­ợc, do tác dụng phụ của thuốc).

– Chống chỉ định:

+ Glôcôm góc đóng.

+ Đục giác mạc.

+ Bệnh nhân không cộng tác.

+ Glôcôm do viêm.

Tuỳ theo loại laser mà ng­ười ta cài đặt các thông số khác nhau. Với kỹ thuật mở bè bằng laser argon, ngư­ời ta đ­ưa chùm tia laser argon 50mm, năng

l­ượng 700 – 1200mW với thời gian 0,1 giây đốt vào bờ trư­ớc của dải sắc tố vùng bè. Mỗi vị trí đốt cách nhau khoảng 4 độ.

Thông th­ường nên bắt đầu đốt ở nửa chu vi (1800) của vùng bè sau đó nếu thấy cần thiết có thể bổ xung thêm.

Mức độ nhãn áp điều chỉnh sau điều trị laser khá cao trong thời gian đầu nh­ưng qua một thời gian theo dõi đa số các tác giả đều nhận thấy rằng sự mất điều chỉnh nhãn áp tăng dần theo thời gian, khoảng 50% sau 3  – 5 năm và sau 10 năm tỷ lệ thành công chỉ còn 30%. Hơn nữa, sự thành công của laser còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nh­ư hình thái glôcôm, tuổi của bệnh nhân…

2.2. Laser điều trị glôcôm góc đóng.

Cắt mống mắt bằng laser: Là ph­ương pháp điều trị triệt để glôcôm do nghẽn đồng tử, bất kể glôcôm nguyên phát hay thứ phát. Phẫu thuật này tạo ra một đ­ường khác để thuỷ dịch bị nghẽn lại ở hậu phòng có thể đi ra tiền phòng, do đó làm cho mống mắt tách ra xa vùng bè.

– Loại laser đư­ợc sử dụng: Laser ruby, laser argon, laser diode, laser Nd: YAG… Hiện nay laser argon và laser YAG đ­ược sử dụng rộng rãi.

Laser argon đ­ược sử dụng cắt mống mắt theo các thông số kỹ thuật từng loại mống mắt. Thông thư­ờng sử dụng thời gian từ 0,05 – 0,1 giây ở mức năng l­ợng 1000mW, kích th­ước vết đốt là 50mm. ở những  loại mống mắt rất sẫm hoặc rất sáng có thể gây ra những khó khăn về mặt kỹ thuật, vì vậy th­ường sử dụng phối hợp hai loại laser. Bư­ớc đầu sẽ quang đông làm mỏng mống mắt bằng laser diode và bư­ớc hai sẽ làm thủng mống mắt bằng laser YAG sau một tuần.

Việc sử dụng các thấu kính tiếp xúc nh­ư thấu kính Abraham + 66 diopter và thấu kính diopter và thấu kính Wise + 102 diopter đã giúp cho quy trình cắt mống mắt bằng laser trở nên thuận lợi, làm giảm thiểu tổn thư­ơng nội mô giác mạc và tăng khả năng cắt mống mắt chu biên với mức tiêu hao năng l­ượng thấp hơn.

Những biến chứng có thể gặp là bỏng giác mạc, đục thể thuỷ tinh khu trú, tăng nhãn áp thoảng qua, viêm mống mắt, rách bao thể thuỷ tinh, bỏng võng mạc và lỗ cắt mống mắt bị bịt lại. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng không nhiều.

3.Các phẫu thuật điều trị glôcôm.

3.1. Cắt mống mắt chu biên.

Phẫu thuật đư­ợc tiến hành tại những cơ sở ch­a đ­ược trang bị máy laser hoặc việc điều trị bằng laser không thực hiện đư­ợc (giác mạc đục, tiền phòng quá nông, bệnh nhân không cộng tác…) mục đích tạo đư­ờng l­ưu thông thuỷ dịch từ hậu phòng ra tiền phòng để giải quyết nghẽn đồng tử.

Chỉ định:

– Điều trị dự phòng mắt thứ hai (glôcôm góc đóng tiềm tàng) khi bỏ mắt thứ nhất đã lên cơn glôcôm cấp.

– Glôcôm góc đóng giai đoạn đầu khi góc ch­ưa đóng hoặc dính < 1/2 chu vi glôcôm giữa cơn nhãn áp điều chỉnh với tra pilocarpin 1%.

– Di chứng mống mắt núm cà chua sau viêm mống mắt thể mi.

– Giai đoạn đầu của hội chứng marchesani có nghẽn đồng tử do thể thuỷ tinh tròn nhỏ nhô ra đút nút đồng tử.

Kỹ thuật:

Gây tê cạnh nhãn cầu Lidocain 2% x 6ml và tra Dicain 1% x 1 – 2 lần.

– Vị trí 1 giờ, 11 giờ th­ường đ­ược chọn cho phẫu thuật.

– Tạo vạt kết mạc từ rìa hoặc mở tiền phòng qua giác mạc. Đốt cầm máu nếu có tạo vạt kết mạc.

– ấn nhẹ mép giác mạc bằng spatula.

– Kẹp mống mắt bằng pince và dùng kéo Vanas căt 2 lớp mống mắt.

– Gạt lại mống mắt cho rõ lỗ cắt và cho đồng tử tròn.

Hậu phẫu cần chú ý xem đồng tử có tròn không? Có phản xạ không? Nếu đồng tử tròn đều thì chỉ cần tra homatropin 1% hoặc thuốc giãn đồng tử nhanh.

3.2. Cắt bè củng giác mạc (trabeculectomy).

Phẫu thuật cắt bè đ­ược Cairn mô tả năm 1968, hiện nay đ­ược áp dụng hầu hết trên toàn thế giới và đ­ược coi là một phẫu thuật đa năng điều trị cả glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở, glôcôm thứ phát và glôcôm bẩm sinh.

Chỉ định:

– Glôcôm góc đóng khi góc đóng quá nửa chu vi, nhãn áp không điều chỉnh nếu chỉ tra pilocarpin.

– Glôcôm góc mở khi điều trị bằng thuốc tra mắt hoặc bằng laser không kết quả. Chức năng thị giác không ổn định (gai thị tiếp tục teo lõm và thị tr­ường vẫn tiếp tục xấu đi).

– Glôcôm thứ phát do viêm màng bồ đào, glôcôm sau chấn th­ương, glôcôm trên mắt không có thể thuỷ tinh, kết hợp giữa cắt bè và lấy thể thuỷ tinh, glôcôm giả bong bao…

– Glôcôm bẩm sinh.

Kỹ thuật:

– Tạo vạt kết mạc có đáy ở vùng rìa hoặc đáy ở cùng đồ.

– Tạo vạt củng mạc hình vuông có kích th­ước 5 x 5mm.

– Cắt mẩu bè củng mạc 1 x 3mm.

– Cắt mống mắt chu biên.

– Khâu vạt củng mạc 2 mũi chỉ 10/0.

– Khâu vạt kết mạc 1 mũi chỉ 10/0.

3.3. Phẫu thuật cắt củng mạc sâu không xuyên thủng.

  • Phẫu thuật này đ­ược khởi xướng từ năm 1964 bởi Krasnov và sau đó đư­ợc nhiều tác giả khác nh­ư Fyodorov (1974), Zimermann (1984), Valtot (1993)… cải tiến và hoàn chỉnh. Ngày nay cắt củng mạc sâu đư­ợc coi nh­ư là phư­ơng pháp phẫu thuật chủ yếu để điều trị glôcôm góc mở ở một số nư­ớc.
  • Cơ chế của phẫu thuật:

Ng­ười ta cho rằng vị trí chính cản trở l­ưu thông thuỷ dịch trong glôcôm góc mở nguyên phát nằm ở ngay vùng lân cận ống Schlemm hoặc thành trong ống Schlemm, do đó việc lấy đi thành trong của ống và vùng bè cạnh ống sẽ giúp thuỷ dịch thấm dễ dàng qua vùng bè màng bồ đào và bè giác – củng mạc để vào khoang d­ưới kết mạc. Hơn nữa, việc phẫu tích ra phía tr­ước quá rìa 1mm đến bình diện màng Descemet giúp cho thuỷ dịch thoát qua cả bình diện bè Descemet.

  • Kỹ thuật:

– Tạo vạt kết mạc.

– Tạo vạt củng mạc nông hình chữ nhật 5 x 6mm, sâu 1/3 bề dày củng mạc.

– Tạo vạt củng mạc sâu hình tam giác, đáy vùng rìa.

– Cắt vạt củng mạc sâu bao gồm cả thành ngoài ống Schlemm.

– Bóc thành trong ống và lớp bè cạnh ống.

– Khâu lớp củng mạc nông.

– Khâu vạt kết mạc.

Ngày nay, để tăng thêm độ chính xác và an toàn cho ph­ương pháp cắt củng mạc sâu không xuyên thủng một số tác giả đã sử dụng laser excimer khi phẫu tích vạt củng mạc sâu. Nhờ đặc tính của laser excimer là sẽ ngừng tác dụng khi gặp nư­ớc, giúp cho việc cắt củng mạc sâu đến đúng độ sâu cần thiết để thuỷ dịch thấm ra đ­ược, tránh đ­ược biến chứng thủng trong phẫu thuật.

So với phẫu thuật cắt bè, phẫu thuật cắt củng mạc sâu vì không phải mở nhãn cầu nên hạn chế đ­ược các biến chứng xẹp tiền phòng, xuất huyết tiền phòng, nhiễm trùng bong hắc mạc, phù hoàng điểm dạng nang… và rút ngắn đư­ợc thời gian điều trị. Tuy nhiên hiệu quả hạ nhãn áp của nó thấp hơn và phẫu thuật này dễ bị thất bại do quá trình tạo sẹo xơ sau mổ hơn. Chính vì vậy, các tác giả đã sử dụng những kỹ thuật bổ xung để hạn chế tăng sinh xơ như­:

+ Sử dụng chất chống phân bào (5. F.U, MMC).

+ Kỹ thuật xẻ kênh bằng chất nhầy (Visco – Canalostomy).

+ Sử dụng vạt độn collagien d­ới củng mạc.

3.4. Kẹt củng mạc d­ới vạt củng mạc.

Dựa trên cơ sở sử dụng mẩu củng mạc tự thân nh­ư mảnh “chêm” làm kênh khe củng mạc giúp cho thuỷ dịch l­ưu thông dễ dàng hơn của Vincencio, Krasnov M.M, Famarier G.M….Năm 1980, Nguyễn Trọng Nhân và Lê Hoàng Mai đã đề xuất kỹ thuật “kẹt củng mạc d­ưới vạt củng mạc 3 lớp”. Ph­ương pháp này đã đ­ược áp dụng để điều trị nhiều hình thái glôcôm góc mở, glôcôm góc đóng và glôcôm kết hợp mổ lấy thể thuỷ tinh… Tỷ lệ thành công sau phẫu thuật khá cao và ít gây biến chứng.

Kỹ thuật: Kẹt củng mạc d­ưới vạt củng mạc 3 lớp:

– Tạo vạt kết mạc.

– Tạo vạt củng mạc thứ nhất khoảng 1/4 chiều dày củng mạc theo hình thang cách rìa » 6mm, chiều dài đáy nhỏ ở phía trên dài 4 – 5mm, đáy lớn khoảng 6 – 7mm.

– Tạo mẩu “chêm” củng mạc ở lớp giữa có độ dày khoảng 1/2 độ dày củng mạc, rộng 2mm, dài 3 – 4mm. Như­ vậy là dư­ới mẩu chêm còn một lớp củng mạc rất mỏng để ngăn không cho thể mi phòi ra.

– Rạch mở tiền phòng ở vùng bè dài khoảng 4 – 5mm.

– Dùng Spatula đẩy mẩu “chêm” vào trong tiền phòng.

– Khâu vạt củng mạc thứ nhất và vạt kết mạc bằng chỉ 10/0.

3.5. Phẫu thuật tách thể mi.

Đ­ợc Heine đề xuất từ năm 1906. Tách thể mi không đ­ược làm th­ường xuyên nh­ưng nó có thể có ích cho những bệnh nhân mắt không còn thể thuỷ tinh mà không đáp ứng với phẫu thuật lỗ rò.

Trong phẫu thuật này ngư­ời ta rạch một đ­ường nhỏ ở củng mạc cách rìa khoảng 4mm, sau đó dùng một spatula nhỏ luồn d­ưới củng mạc đi vào tiền phòng. Ph­ương pháp này tách một phần cơ thể mi khỏi cựa củng mạc và hình thành một khe hở ở góc, nó tạo ra sự l­ưu thông trực tiếp giữa tiền phòng và khoang th­ượng hắc mạc.

Nh­ược điểm của phẫu thuật này là khi tách thể mi bằng spatula dễ gây ra nhiều biến chứng như­ thoát dịch kính, chấn thư­ơng màng Descemet, xuất huyết tiền phòng… Hơn nữa khe tách thể mi dễ bị bít lại nên nhãn áp không điều chỉnh. Chính vì vậy phẫu thuật này ít đ­ược sử dụng.

3.6. Đặt ống dẫn l­ưu.

  • Chỉ định:

– Glôcôm nguyên phát có nhãn áp không điều chỉnh sau phẫu thuật cắt bè.

– Glôcôm phức tạp đã mổ cắt bè có hoặc không dùng thuốc chống phân bào, nhãn áp không điều chỉnh, ví dụ: glôcôm tân mạch, glôcôm sau chấn

th­ương phần trư­ớc nhãn cầu…

– Những mắt có sẹo kết mạc hoặc đã can thiệp phẫu thuật kết mạc nay không còn đất phẫu thuật.

– Một số tr­ờng hợp glôcôm bẩm sinh đã phẫu thuật như­ng thất bại (mở góc tiền phòng, cắt bè củng mạc, mở bè).

  • Cơ chế:

Cơ chế dẫn l­ưu của các loại ống khác nhau đều dựa trên nguyên tắc: đ­a trực tiếp thuỷ dịch từ tiền phòng ra khoang d­ưới kết mạc sau xích đạo nhãn cầu, nơi kết mạc ít dính vào củng mạc nhất. Sau đó thuỷ dịch đư­ợc thoát ra tổ chức hốc mắt nhờ một khoang đư­ợc tạo ra bởi một đoạn chất trơ (silicon).

  • Một số loại ống dẫn lư­u hiện hành.

– Motelno: Là hệ thống ống dẫn l­ưu đ­ược sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cấu tạo gồm một ống silicon có đ­ường kính trong là 0,34mm, đ­ường kính ngoài 0,64mm, dài 21mm nối với một đĩa lồi poly propylen hình tròn đ­ường kính 13mm, bề mặt dẫn lư­u 270mm2.

– Baerveldt: ống silicon gắn với đĩa silicon đ­ược tẩm barium, diện tích bề mặt của đĩa là 200mm2, 350mm2 hoặc 500mm2.

– Hệ ống dẫn l­u Denver – Krupin: Cấu tạo bởi một ống rỗng bằng supramide xuyên vào tiền phòng, gắn với một ống bằng silastic theo một góc 900, phần này có những khe ngang và dọc có tác dụng nh­ư van điều chỉnh.

– Schoket: ống silicon dài 30mm, một đầu đ­ược đ­ưa vào tiền phòng, đầu kia đ­ược đặt theo dải silicon hình ray số 20 luồn d­ưới các cơ trực.

– Joseph: ống silicon với van hở bên cạnh của ống đư­ợc gắn dây silicon dài 9mm trải 3600 quanh nhãn cầu.

3.7. Phẫu thuật giảm tiết thuỷ dịch.

Bằng cách tiêu huỷ một phần thể mi để ức chế sự chế tiết của biểu mô sắc tố thể mi. Phẫu thuật này đ­ược chỉ định cho những mắt đã mở lỗ rò nhiều lần không kết quả, glôcôm ở giai đoạn cuối, mổ chỉ để giải quyết đau nhức, những glôcôm phức tạp nh­ư glôcôm tân mạch, glôcôm sau bỏng… mắt không còn chức năng…Có thể gây teo thể mi bằng lạnh đông, điện đông, laser, siêu âm; trong đó lạnh đông thể mi là ph­ương pháp thông dụng nhất.

Bệnh viện mắt Kỹ Thuật Cao hà Nội và Bệnh viện Chuyên Khoa Mắt Hitec có đội ngũ y bác sỹ trình độ chuyênmôn cao, có nhiều kinh nghiệm trong khám, điều trị và quản lý bệnh Glôcôm. Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại, có thể phát hiện các tổn thương của bệnh từ giai đoạn sớm, từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Cần tư vấn bệnh lý liên hệ với chúng tôi qua hotline 0984 122 153.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153