HITEC – Đồng hành cùng bệnh nhân trong điều trị Bệnh Glocom hay thiên đầu thống – Cảnh giác nguy cơ gây mù.

Bệnh Glocom (Glaucoma) còn được gọi bằng các tên khác như: bệnh tăng nhãn áp, thiên đầu thống, cườm nước. Đó là một nhóm bệnh có đặc điểm chung: tổn hại thần kinh thị giác và mất thị trường do hậu quả của tăng nhãn áp.

Tại Việt Nam qua điều tra RAAB ( Rapid Assessment of Avoidable Blindnes) năm 2007  tỷ lệ mù hai mắt do Glôcôm ở người > 50 tuổi chiếm 6,5%, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù tại nước ta. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 24.800 người mù do Glôcôm. Theo kết quả điều tra RAAB năm 2015 tỷ lệ mù lòa ở Việt Nam đã giảm từ 3.1% năm 2007 xuống còn 1.8% năm 2015 ở nhóm người trên 50 tuổi. Trong các nguyên nhân gây mù 2 mắt bệnh Glôcôm đứng vị trí thứ 3 (chiếm 4%) sau bệnh đục thủy tinh thể (7.4%) và các bệnh bán phần sau khác (6.3%). Vậy có khoảng 13.160 người mù 2 mắt do Glôcôm (không kể đến những người mù 1 mắt).

Tuần lễ Glocom thế giới năm 2021 với thông điệp “Hãy bảo vệ thị giác của bạn, vì thế giới tươi sáng” đã qua lâu rồi song với Hitec đồng hành để đem lại một tầm nhìn rộng mở cùng bệnh nhân Glocom vẫn là một nhiệm vụ được chúng tôi luôn quan tâm.

⭐ NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC GLOCOM:

  • Những người hơn 35 tuổi. Tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn.
  • Những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm.
  • Bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân).
  • Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp …
  • Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn glôcôm.

⭐ DẤU HIỆU SỚM ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH GLOCOM

Những dấu hiệu điển hình của Glocom góc đóng nguyên cơn cấp phát cần xem như một cấp cứu nhãn khoa, được mô tả như sau:

  • Hoàn cảnh xuất hiện: Bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến rầm rộ, thường xảy ra vào lúc chiều tối, có thể sau một xúc động mạnh
  • Đau nhức mắt dữ dội, nhức xung quanh hố mắt, lan lên nửa đầu cùng bên
  • Nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vào ngọn đèn có quầng xanh đỏ, sợ ánh sáng, chói, chảy nước mắt. Sau cơn thị lực có thể hồi phục.
  • Toàn thân: có thể buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, sốt…

Tuy nhiên Glocom có nhiều hình thái và các thể lâm sàng khác nhau, như: Glocom góc đóng/Glocom góc mở; bệnh cũng có thể tiến triển cấp diễn, bán cấp hoặc mạn tính. Khi đó các dấu hiệu sẽ diễn ra với các mức độ điển hình khác nhau, có thể nhầm với các bệnh như đau mắt đỏ, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc … vì vậy khi có một hoặc những dấu hiệu nghi ngờ như trên người bệnh cần đến khám các bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời.

⭐CÁCH PHÒNG BỆNH GLOCOM

Cho đến nay chưa có biện pháp để phòng được bệnh Glocom. Vì vậy việc tầm soát phát hiện và điều trị sớm, theo dõi thường xuyên với những đối tượng có nguy cao là yếu tố then chốt. Các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo:

  • Nên đi khám mắt 1 năm 1 lần với những nguời trên 35 tuổi; khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần với những người ruột thịt của bệnh nhân Glocom, đặc biệt Glocom góc đóng.
  • Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt các trường hợp mắt đau đỏ không được tự ý dùng các thuốc có chứa Corticoid kéo dài.

⭐ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ GLOCOM TẠI HỆ THỐNG BỆNH VIỆN MẮT HITEC

  • Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc.
  • Laser mống mắt dự phòng Glocom.
  • Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt và thuốc uống giúp hạ nhãn áp.

————————–

Hệ thống bệnh viện mắt HITEC – Tận tâm cho đôi mắt sáng

SĐT tư vấn: 0984.122.153

Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: Số 55 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phòng khám mắt kỹ thuật cao: Số 480 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Website: https://benhvienmat.vn

Liên hệ: m.me/hethongbenhvienmathitec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153