KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG – MẮT SÁNG CÙNG EM QUAY LẠI TRƯỜNG

           

Sau những ngày nghỉ giãn cách khá dài do ảnh hưởng của dịch Covid19, học sinh trên cả nước cũng như toàn thế giới phải học Online tại nhà. Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng không nhỏ đến mắt. Việc này gây ra việc tăng độ khúc xạ khá nhiều. Đây cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh khi có con phải học Online thường xuyên.

Từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp, cao đẳng … trên địa bàn thành phố HN cũng như trên cả nước đã quay lại trường để học trực tiếp, kết thúc một thời gian dài phải học trực tuyến tại nhà – một việc chưa từng có từ trước đến nay. Và chắc chắn Học sinh tiểu học cũng sẽ sớm trở lại trường trong thời gian tới. Song song với những phương án giúp con an toàn đến trường trong khi số ca nhiễm Covid, tử vong vì Covid vẫn tăng đều hàng ngày; trong khi nhiều trẻ còn chưa được tiêm vacxin, rất nhiều bậc phụ huynh đã đưa con đi khám mắt, mua kính mới cho con trước khi quay lại trường. Và họ đã vô cùng hoảng sợ khi thấy số kính của con tăng đột biến …

TÌNH HÌNH CHUNG:

Tật khúc xạ thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, nhất là từ 10 – 15 tuổi, trong đó cận thị chiếm khoảng hơn 80%, vì vậy người ta hay dùng từ “cận thị học đường” để chỉ tình trạng này. Ngoài ra, cũng có một số ít trường hợp bị Tật khúc xạ bẩm sinh ở tuổi rất nhỏ, hoặc xuất hiện ở tuổi trưởng thành, sau những thay đổi lớn về sức khỏe như thai sản, chấn thương, bệnh lý nội khoa… Tật khúc xạ thường có xu hướng phát triển tăng dần cho đến khoảng 18 – 20 tuổi thì dừng lại. Tật khúc xạ xuất hiện càng sớm thì mức độ càng nặng và sự tăng độ càng nhiều.

Tật khúc xạ bao gồm: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, trong đó cận thị chiếm tới trên 90% tương ứng với khoảng ¼ (25%) tổng dân số trên thế giới. Gia tăng cận thị không chỉ là gánh nặng cho xã hội mà người bị cận thị nặng còn có thể gặp nhiều nguy cơ rủi ro.

Cận thị học đường thường mắc ở tuổi đang đi học, do thói quen học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng phòng học không đầy đủ, bàn ghế không đúng khoảng cách quy định…

Việc nhìn gần kéo dài và thường xuyên làm cho mắt liên tục phải điều tiết dẫn đến khởi phát cận thị hoặc tăng nhanh độ cận thị. Trẻ ít tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là yếu tố gây nguy cơ khởi phát cận thị.

Tỷ lệ cận thị tới 85-90% ở thanh niên tại những nước như: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính thống trên toàn quốc nhưng cũng có một số con số mang tính cảnh báo: tỉ lệ cận thị học sinh trong độ tuổi từ 6-15 tại Hà Nội: 33.7% (Vũ Thị Thanh 2009), ở sinh viên ĐH Thăng long tới 62% (Dương Hoàng Ân 2014) …

Trong thời đại bùng nổ thông tin mà đến 80% lượng thông tin được con người tiếp nhận thông qua thị giác thì việc gia tăng tỷ lệ cận thị là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể chung tay kiểm soát để làm chậm sự tiến triển cũng như phòng các biến chứng do cận thị nặng gây ra.

CẬN THỊ NẶNG VÀ NHỮNG NGUY CƠ:

Người ta phân loại độ cận như sau: cận thị nhẹ: dưới 3,00D; cận thị trung bình từ: 3,00D – 5,00D; cận thị nặng: trên 5,00D.

Đánh giá mức độ tiến triển của cận thị dựa trên độ cận tăng theo năm như sau: Tăng nhẹ: dưới 0,50D/năm; Trung bình: từ 0,50D – 1,00D/năm; Tăng nhanh: từ 1, 25D – 2,00D/năm; Rất nhanh: trên 2,00D/năm.

Cận thị nặng, tăng độ nhanh có nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm dẫn đến khiếm thị và mù lòa: thoái hóa võng mạc – hoàng điểm, Bong võng mạc, Đục TTT, Glocom …

CÁCH PHÒNG TRÁNH TẬT KHÚC XẠ: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT.

  • Khi xem ti vi, đọc sách, viết bài, tương tác với màn hình máy tính, ti vi đúng tư thế, đúng cự ly, đủ ánh sáng…
  •  Khám và cắt kính tại các cơ sở y tế tin cậy, không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời. Điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng sức đề kháng ở trẻ.
  • Khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện, quản lý tật khúc xạ nhằm hạn chế thấp nhất sự tiến triển và những biến chứng do cận thị nặng gây ra
  •  Dùng kính râm, kính chống nắng Khi đi ra ngoài để hạn chế ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt.
  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt. Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá. Giúp tăng cường sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt …

————-☘☘☘☘☘————-

Hệ thống bệnh viện mắt HITEC – Tận tâm cho đôi mắt sáng

☎ SĐT tư vấn: 0984.122.153

🏥 Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội

🏥 Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: Số 55 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội

🏥 Phòng khám mắt kỹ thuật cao: Số 480 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

🌏 Website: https://benhvienmat.vn

📩 Liên hệ: m.me/hethongbenhvienmathitec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153