Những đối tượng dễ mắc đục thủy tinh thể là người cao tuổi, người đã/đang điều trị Corticoid kéo dài, bị chấn thương ở mắt, tiếp xúc lâu với tia bức xạ, mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu; có mắc các bệnh khác về mắt…
Thông tin từ Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc diễn ra vào tháng 10/2023 cho thấy, tình hình mù lòa tại Việt Nam trong 10 năm gần đây có nhiều thay đổi. Nguyên nhân mù như sẹo đục giác mạc do mắt hột được thay thế bởi các nhóm bệnh lý khác: đục thủy tinh thể, tật khúc xạ, bệnh võng mạc do đái tháo đường… Trong đó, đục thủy tinh thể (TTT) vẫn là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây mù lòa nhưng lại là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Theo thống kê gần đây của Bệnh viện Mắt Trung ương, 74% số người mù là do đục thủy tinh thể. Mỗi năm Việt Nam có thêm 150.000 người mắc bệnh này, trong đó 70% số ca có độ tuổi từ 50 trở lên.
Nguyên nhân bệnh và dấu hiệu gợi ý
ThS.BS Nguyễn Văn Sanh – Giám đốc hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec cho biết, nhân mắt (thủy tinh thể) là bộ phận quan trọng của con mắt, có cấu tạo như một thấu kính trong suốt giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc để cho hình ảnh rõ nét và chân thực nhất. Đục thủy tinh thể, hay còn gọi là bệnh cườm khô (phân biệt với cườm nước – thiên đầu thống), là tình trạng thấu kính đó bị đục với nhiều hình thái, mức độ khác nhau dẫn đến nhìn mờ ở từng mức độ và có thể kết thúc bằng mù lòa.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người cao tuổi bị đục thủy tinh thể là do quá trình lão hóa tự nhiên. Đó là sự “xáo trộn” các cấu trúc protein làm cho thủy tinh thể bị thay đổi độ cong, độ trong, độ đàn hồi, độ dày và trở nên mờ đục, mất khả năng điều tiết tự nhiên của nó.
Những đối tượng dễ mắc đục thủy tinh thể là người cao tuổi, người đã/đang điều trị Corticoid kéo dài, người bị chấn thương ở mắt, người tiếp xúc lâu với tia bức xạ, người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu; người mắc các bệnh về mắt khác (viêm màng bồ đào, lão thị, glocom…)…
Các dấu hiệu gợi ý có thể bị mắc đục thủy tinh thể đó là: nhìn mờ, khó nhìn, cảm giác có màn sương che phủ trước mắt, nhìn một thành hai, khó phân biệt rõ màu sắc, thấy chấm đen lơ lửng trước mắt, nhanh mỏi mắt khi xem tivi hoặc đọc sách báo…; tăng nhạy cảm với ánh sáng, chói sáng/quáng gà, nơi râm mát nhìn rõ hơn ra ngoài nắng. Người bệnh lão thị đột nhiên thấy giảm số kính, có thể bỏ kính lão để nhìn gần, một số lại tăng số kính cận (hiện tượng cận thị hóa) …
Đục thủy tinh thể gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh. Người bệnh sẽ bị giảm năng suất làm việc, khó khăn khi sinh hoạt hay tham gia giao thông, dễ bị thương tích, giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh mắt khác, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
Ưu điểm khi phẫu thuật Phaco tại Hitec
ThS.BS Nguyễn Văn Sanh – Giám đốc hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec cho biết, tại bệnh viện, người bệnh đục thủy tinh thể được phẫu thuật phaco với hệ thống máy Centurion hiện đại từ Mỹ, cho vết mổ cực nhỏ (chỉ 2mm), không đau, không chảy máu với thời gian phẫu thuật ngắn. Sử dụng thủy tinh thể đa tiêu cao cấp Lentis Mplus (Hà Lan) có độ bền cao. Hitec sở hữu máy chụp Aladin và nhiều thiết bị thăm dò chức năng chuyên khoa hiện đại của Topcon (Nhật Bản), giúp bác sĩ tính toán và xác định số IOL chính xác, ưu tiên mắt thuận để lựa chọn. Với những ưu thế đó, đến với Hitec người bệnh sẽ có được thị lực tốt ngay sau phẫu thuật, có thể nhìn được rõ ở 3 cự ly: nhìn xa, nhìn trung gian và nhìn gần.
Hitec là cơ sở y tế quy tụ các bác sĩ, chuyên gia nhãn khoa nổi tiếng, phẫu thuật thành công cho nhiều bệnh nhân đục thủy tinh thể. Người bệnh dù ở bất kỳ đâu, khi đến mổ Phaco tại Hitec sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế mà không cần giấy chuyển viện; ra viện ngay trong ngày và được khám kiểm tra sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng và tái khám miễn phí 6 tháng sau mổ.
Đồng thời, người bệnh còn nhận gói quà tặng trị giá 5 triệu đồng bao gồm: 1 thẻ giảm giá 1 triệu đồng khi phẫu thuật phaco IOL đa tiêu thời hạn 1 năm; 2 thẻ giảm giá khám, mỗi thẻ trị giá 100 nghìn đồng thời hạn 1 năm; thuốc điều trị và kính bảo vệ mắt trong thời gian hậu phẫu.
Nguồn Báo Vietnamnet