Xông lá trầu, đắp bông gòn nhúng sữa, nhỏ chanh vào mắt hay sát khuẩn bằng nước muối đặc… là những cách điều trị sai lầm khiến các bệnh về mắt ngày càng trầm trọng. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khiến người bệnh có nguy cơ hỏng mắt:
NỘI DUNG
Dụi mắt, xông lá trầu
Gửi câu hỏi về chương trình, chị Diễm Phúc, 22 tuổi ở Đồng Nai cho biết, những lúc nhức mỏi mắt chị thường lấy 2 tay dụi mắt. Song, sau một thời gian, mắt chị chuyển sang trạng thái ngứa rát và mẩn đỏ. Chị lo lắng: “Không biết khắc phục tình trạng này như thế nào, thưa bác sĩ?”.
Chị Giang Thu ở Ba La, Hà Đông bị đau mắt đỏ gần môt tuần. Nghe lời mách của hàng xóm chị lấy lá trầu không, lá dâu vò nát, cho vào ca, đổ ngập nước sôi để xông hơi mắt đau. 2 ngày sau, chị thấy mắt dịu hẳn nhưng đến ngày thứ 3, mắt chị đỏ rộp. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị loét giác mạc phải điều trị tại viện.
Giải đáp những vấn đề của độc giả, Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Như Hơn cho rằng khi bị ngứa, viêm nhiễm mắt, nhiều người bệnh có thói quen dụi mắt. Tuy nhiên, thói quen này dễ làm xước các tổ chức của mắt gây đỏ mắt, tổn thương mắt… Còn xông lá trầu là một trong những cách gây hại mắt và thực tế có không ít bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu vì bị bỏng mắt do những cách tương tự. Do vậy, khi gặp các triệu chứng như trên, nên đến chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhỏ chanh vào mắt, đắp bông gòn nhúng sữa
Độc giả Hồ Tiến Thành, 32 tuổi ở Quảng Trị cho hay: “Tôi nghe các bác ngoài quê bảo khi mắt bị mờ đục thì nhỏ một ít chanh vào mắt sẽ làm mắt trong và sáng hơn. Tôi có làm theo nhưng cảm thấy xót mắt thậm chí bị đỏ. Tôi không biết phương pháp này có tốt cho mắt hay không?
Tương tự chị Nguyễn Thị Lê, ở Mỹ Đình cũng chia sẻ biện pháp, cách 2-3 ngày lại dùng nước cốt chanh hòa với nước lọc và chớp mắt vào dung dịch đó. Tuần đầu thấy mắt sạch hơn nhưng đến tuần thứ 2 chị có cảm giác nóng và cộm mắt.
Còn chị Nguyễn Thị Linh Nga, 36 tuổi ở Tiền Giang thì lại hỏi về biện pháp “lấy miếng bông gòn vào ly sữa rồi đặt lên mắt để làm mắt đỡ mệt mỏi, đau nhức” có hiệu quả gì không?
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Thông – Trưởng bộ môn Mắt, Đại học Y dược TP HCM phân tích, trong chanh (hoặc bưởi, cam, dâu…) có rất nhiều axít, khi nhỏ vào mắt có thể gây viêm, bỏng giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Do đó, để mắt được chăm sóc tốt, giáo sư Thông khuyên người bệnh nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và được chứng minh tác dụng bằng các nghiên cứu rõ ràng giúp chăm sóc mắt từ bên trong, bảo vệ thủy tinh thể, và võng mạc…
Đối với trường hợp đắp bông gòn nhúng sữa, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Phương Thu – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Phương Nam khuyến cáo, cách này có thể gây viêm nhiễm và làm “hại” mắt tương tự như lấy chanh nhỏ vào mắt, xông lá trầu…
Dùng nước muối rửa mắt
Cùng mối lo với hơn 100 độc giả khác, anh Nguyễn Trọng Nghĩa băn khoăn khi tự pha nước muối ở nhà để rửa mắt. Thế nhưng không biết do pha nồng độ sai hay nước muối không hiệu quả mà sau một tuần rửa mắt bằng nước muối, mắt anh Nghĩa không cải thiện mà còn đau nhức hơn, mắt khô rát và mẩn đỏ.
Tư vấn về trường hợp này, Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Thị Thanh – Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội khuyến cáo, nước muối sinh lý có thể nhỏ vào mắt thì nồng độ của nó phải ở mức 0,9%. “Nước muối tự pha thường có nồng độ cao hơn, khi nhỏ vào mắt dễ gây kích ứng có hại cho mắt. Bạn nên tìm mua các loại nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc để rửa mắt. Tuy nhiên, chỉ nên dùng nước muối sinh lý khi thấy các triệu chứng khó chịu như khô mỏi mắt, không nên lạm dụng”.
Trong gần 1.000 câu hỏi độc giả gửi về chương trình, còn có hơn 300 câu hỏi thuộc về giới văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, các thiết bị màn hình. Không ít người chủ quan trước những triệu chứng như hoa mắt, nhìn mờ cho đến khi tình trạng này tăng nặng, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt mới đi khám. Gửi thư tới chương trình, mong muốn của những độc giả này là được tư vấn những phương pháp chăm sóc để giúp đôi mắt khỏe mạnh.
Chăm sóc mắt hiệu quả và đúng cách
Theo Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Như Hơn, không nên đợi đến khi mắt đau nhức mới lo chăm sóc, thăm khám. Đau rát hoặc các kích ứng trong mắt đều không phải là triệu chứng thường gặp của những bệnh mắt nguy hiểm mà chính những dấu hiệu không đau như: nhìn mờ, chói mắt khi nhìn ánh sáng, nhìn sai màu, nhìn một thành hai hoặc nhìn hình biến dạng, méo mó, nhìn mờ trung tâm của hình ảnh… là đặc trưng của bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm và các bệnh lý võng mạc nguy hiểm đe dọa thị lực, rất khó điều trị, nguy cơ mù lòa cao.
Giáo sư, tiến sĩ Lê Minh Thông cũng cho rằng để phòng tránh các bệnh về mắt cần đặc biệt chú ý đến tác nhân gây nguy cơ như ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử, khói thuốc lá, sử dụng rượu, bia; đồng thời cần ăn nhiều trái cây, rau xanh, dùng các sản phẩm bổ sung giúp bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – RPE.
Với giới văn phòng, các chuyên gia cũng khuyên khi làm việc với máy tính thường xuyên cần chú ý đến tư thế, thời gian làm việc với máy tính và chăm sóc mắt đúng cách, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi. Chú ý đặt màn hình ở khoảng cách 50-60cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10-20cm, khám mắt định kỳ và bổ sung các dưỡng chất có lợi cho mắt để chăm sóc mắt từ bên trong. Ngoài ra, cũng cần giảm bớt thời gian sử dụng điện thoại, máy tính bảng, xem tivi – những thiết bị màn hình phát ra ánh sáng xanh gây hại cho tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và làm tổn thương, chết các tế bào thị giác.
Một phương pháp mà giáo sư Thông gợi ý có thể chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong là sử dụng tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng tổng hợp Thioredoxin tự nhiên – loại protein có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỷ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, suy giảm thị lực, hỗ trợ điều tiết mắt và phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm của mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, ngăn nguy cơ mù lòa.
Nguồn Chuyên mục Sức khỏe_Báo Vnexpress.net