Hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới (12/3/2023 - 18/3/2023), với mục tiêu nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bệnh lý Glôcôm - nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ 2 trên thế giới. Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec mang tới cơ hội thăm khám và phát hiện sớm bệnh Glôcôm với chương trình “ Khám tầm soát Glôcôm miễn phí” Thời gian triển khai: 13h30 đến 16h30 ngày thứ 4, thứ 5 từ 06/03/2023 -31/03/2023
Đối tượng áp dụng: Tất cả bệnh nhân tới khám tại 3 cơ sở của Hệ thống BV Mắt Hitec theo 1 trong những cách sau để nhận được ưu đãi của chương trình:
Cách 1: Quý khách nhắn tin theo cú pháp: Họ tên - Số điện thoại - Khám tầm soát Glôcôm miễn phí
Cách 2: Quý khách gọi điện nói rõ tham gia chương trình Khám tầm soát Glôcôm miễn phí
Glôcôm là nguyên nhân thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) gây mù lòa cho cộng đồng. Ước tính hiện nay có khoảng hơn 80 triệu người mắc bệnh glôcôm trên thế giới, khoảng 50% người mắc bệnh không biết rằng họ mắc bệnh và con số này có thể cao hơn ở các nước đang phát triển. Điều này là do trong giai đoạn đầu, bệnh glôcôm không có triệu chứng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh glôcôm có thể tiến triển thành mù lòa. Nguyên nhân gây bệnh Glôcôm là do thủy dịch bị tích tụ lại trong mắt, bởi kênh đào thải chất dịch này bị chặn lại, làm áp suất trong mắt tăng cao. Lâu dài áp suất này sẽ gây tổn thương đến hệ thống dây thần kinh thị giác, từ đó làm giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Glôcôm
Glôcôm là bệnh không phân biệt lứa tuổi và chủng tộc. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh và cần được kiểm tra mắt thường xuyên là: – Người trên 40 tuổi; – Người có bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp; – Người có tiền sử gia đình đã mắc bệnh Glôcôm; – Người bị viễn thị, giác mạc (tròng đen) nhỏ; – Người có tiền sử dùng thuốc nhóm steroid đường toàn thân hoặc tra mắt trong thời gian dài, cận thị nặng, có tiền căn chấn thương hay phẫu thuật mắt,…
Triệu chứng dễ nhận biết bệnh Glôcôm Với mỗi thể bệnh, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau: Glôcôm góc đóng cơn cấp: đau nhức mắt đột ngột, dữ dội, đau lan lên đỉnh đầu,chảy nước mắt, nhìn đèn có quẩng xanh đỏ, sợ ánh sáng.
Glôcôm góc đóng bán cấp: Các triệu chứng giống như glocom góc đóng cơn cấp, nhưng ít dữ dội hơn, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhức mắt, nhức đầu thoáng qua kèm nhìn mờ, qua cơn thị lực trở lại bình thường, nhưng tần suất, mức độ các cơn tăng dần, đồng thời thị lực ngày càng giảm, thị trường thu hẹp dần.
Glôcôm góc đóng mạn tính: Rất ít gặp, thường không có triệu chứng, đa số bệnh nhân khi đến khám thị lực đã giảm nặng hoặc mất hoàn toàn.
Glôcôm góc mở: Bệnh âm thầm tiến triển mạn tính, người bệnh không nhận thấy sự giảm sút thị lực, do đó thường đến khám ở giai đoạn muộn khi bệnh đã nặng. Đa số bệnh nhân không đau nhức mắt hay đau nhức đầu, một số có cảm giác nặng, căng tức mắt thoáng qua, nhìn mờ như qua màn sương, thị trường thu hẹp dần. Glôcôm là một bệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh được mù lòa do bệnh Glôcôm bằng các biện pháp thiết thực như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo dõi thường xuyên, khi thấy mắt có những biểu hiện bất thường cần phải đi khám ngay, khám mắt định kỳ 3-6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa.