Đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách điều trị bệnh

Đau mắt đỏ là một bệnh không quá nguy hiểm nếu biết điều trị, chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Để bệnh nhanh khỏi, bạn có thể tìm hiểu đau mắt đỏ lây qua đường nào để kiểm soát bệnh, chăm sóc mắt cũng như phòng ngừa bệnh dễ dàng, hiệu quả hơn.

1.Đau mắt đỏ là gì có lây không

Dịch đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm tại mắt, lây lan chủ yếu do virus Adeno gây ra (thường do type 8, 19, 37).

Bệnh thường khởi phát đột ngột, rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay, chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

2. Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Hầu hết vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt trong 8 giờ và sống sót trong vài ngày, trong khi virus có thể tồn tại trên bề mặt trong vài ngày và khả năng sống sót lên đến 2 tháng. Đau mắt đỏ cũng có khả năng lây nhiễm giống như các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn khác. Thông thường thời gian ủ bệnh từ 24 – 72 giờ.

Một số con đường lây nhiễm thường gặp:

  • Tiếp xúc với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, rỉ mắt, nước bọt, nước mắt) đều là nguồn lây nhiễm khá mạnh.
  • Lây nhiễm qua đường hô hấp: Giọt nước bọt, nước mũi bắn trong không khí.
  • Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của bệnh nhân: khăn mặt, khăn tắm, dùng chung cốc nước, bát đũa…
  • Qua đường quan hệ tình dục.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang.

Rất nhiều người lầm tưởng rằng “Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh”. Tuy nhiên các chuyên gia nhãn khoa đã khẳng định không có chuyện đó.

Việc nhìn vào mắt nhau không thể lây bệnh vì nguyên nhân gây bệnh là do virus gây ra, có thể lây qua nhiều đường nhưng nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho hay nói chuyện, mũi miệng sẽ bắn ra những hạt nước có mang virus và lây sang cho người không mắc bệnh. Do vậy đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây đau mắt đỏ mà chỉ giảm thiểu khả năng lây, bệnh nhân nên chủ động đeo thêm khẩu trang khi có các bệnh lý hô hấp để tránh lây lan cho mọi người xung quanh.

Người bị đau mắt đỏ có thể lây cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng (lây bệnh trong thời kỳ ủ bệnh). Thậm chí người đã khỏi đau mắt đỏ vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần.

Triệu chứng đau mắt đỏ

3.Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ do adenovirus có các triệu chứng tương tự như các loại viêm kết mạc do virus khác như:

  • Lòng trắng của mắt hoặc mí trong bị đỏ.
  • Tăng tiết nước mắt.
  • Tiết dịch dày màu vàng đóng vảy trên lông mi, đặc biệt là sau khi ngủ.
  • Tiết dịch màu xanh lá cây hoặc trắng từ mắt.
  • Cảm giác sạn ở một hoặc cả hai mắt.
  • Ngứa mắt
  • Nhìn mờ.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Sưng mí mắt.

Bên cạnh đó, người nhiễm Adenovirus cũng có thể có các triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, ho khan, đau họng, chảy nước mũi,…

4. Điều trị bệnh mắt đỏ

Đối với bệnh viêm kết mạc do virus nói chung và do Adenovirus nói riêng, việc điều trị bằng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Thay vào đó, cách điều trị tốt nhất cho bệnh viêm kết mạc do virus là dùng nước muối sinh lý vệ sinh mí mắt thường xuyên và chườm lạnh. Tình trạng viêm kết mạc sẽ giảm dần khi cơ thể người bệnh trở nên miễn dịch với virus giống như khi người bệnh mắc bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ biến chứng viêm giác mạc

5. Những biến chứng của đau mắt đỏ bạn cần biết

Những biến chứng thường gặp của bệnh đau mắt đỏ như: tổn thương giác mạc, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông, loét giác mạc, glocom (thiên đầu thống), khô mắt, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp,… có thể gây suy giảm thị lực hoặc dẫn tới mù.

Một biến chứng khác khá nguy hiểm của bệnh đau mắt đỏ là nó gây viêm kết mạc – họng – hạch. Triệu chứng của bệnh là sốt nhẹ, viêm mũi, họng hoặc nổi hạch trước tai. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp (ho, hắt hơi). Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây các biến chứng khác như viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm phế quản, biến chứng viêm giác mạc, viêm màng bồ đào tăng nhãn áp có thể dẫn tới mù.

Để phòng và trị bệnh đau mắt đỏ cũng như bệnh viêm kết mạc cách tốt nhất là bạn hãy đến các phòng khám mắt hay bệnh viện chuyên khoa mắt để được hướng dẫn và điều trị một cách kịp thời.

6. Phòng bệnh đau mắt đỏ

Có thể giảm nguy cơ mắc Adenovirus bằng cách bảo vệ bản thân và gia đình bằng một số cách đơn giản như:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước. Rửa trong ít nhất 20 giây.
  • Tránh chạm vào miệng, mũi hoặc mắt nếu chưa rửa tay.
  • Hạn chế tiếp xúc nếu trong gia đình, người thân hoặc bạn bè mắc Adenovirus.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng đồ chơi của trẻ nhỏ.
  • Làm sạch các bề mặt cứng như mặt bàn, ghế, bồn rửa tay,.. bằng hỗn hợp thuốc tẩy và nước.

Nếu đã bị nhiễm Adenovirus, hãy thực hiện các bước sau đây để ngăn chặn sự lây lan:

  • Tránh các nơi công cộng
  • Hắt hơi và ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy. Hạn chế ho hoặc hắt hơi vào bàn tay.
  • Không dùng chung đồ dùng, cốc, khăn, gối với người khác.
  • Giữ khoảng cách với người khác. Tránh ôm và hôn.
  • Rửa tay thường xuyên.

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bệnh đau mắt đỏ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin mới thực sự hữu ích. Nếu bạn đang có một trong các dấu hiệu bất thường về mắt liên hệ với Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec qua Hotline 0984 122 153 để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

——————————-
📞 Hotline: 𝟎𝟗𝟖𝟒 𝟏𝟐𝟐 𝟏𝟓𝟑
𝐇Ệ 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐁Ệ𝐍𝐇 𝐕𝐈Ệ𝐍 𝐌Ắ𝐓 𝐇𝐈𝐓𝐄𝐂 – 𝐇𝐢𝐭𝐞𝐜 𝐄𝐲𝐞 𝐇𝐨𝐬𝐩𝐢𝐭𝐚𝐥
🏥 Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🏥 Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
🏥 Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
🏥 Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, HCM
𝘏𝘐𝘛𝘌𝘊 – 𝘛𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 𝘤𝘩𝘰 đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘴𝘢́𝘯𝘨

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153