Nhận biết và điều trị các loại viêm kết mạc thường gặp ở mắt

Viêm kết mạc có nhiều loại khác nhau, nếu biết rõ nguyên nhân gây bệnh thì vấn đề điều trị cũng dễ dàng. Thường mỗi loại viêm kết mạc sẽ có một dấu hiệu và triệu chứng chuyên biệt. Ðể ý đến những triệu chứng chuyên biệt này, ta có thể chẩn đoán được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị.

1.Có một số loại viêm kết mạc sau:

1.1.Viêm kết mạc do vi khuẩn:

Dấu hiệu chủ quan (bệnh nhân thấy) buổi sáng mắt dính, khó mở, ghèn nhiều.

– Khám nghiệm: Có nhiều ghèn (thường ở một mắt), mắt có màu đỏ như thịt bò tươi.

– Ðiều trị: Dùng kháng sinh nhỏ và uống.

1.2. Viêm kết mạc do siêu vi

– Dấu hiệu chủ quan: Chảy nước mắt nhiều, cảm giác có vật lạ ở trong mắt. Lây lan thường xuất hiện vào mùa có dịch.

– Khám nghiệm: Mắt đỏ nhiều, sưng. Thường bị cả hai mắt, có thể chảy máu ở tròng trắng, có hạch hai bên dái tai, đôi khi sốt.

– Ðiều trị: Nhỏ thuốc sát trùng, kháng sinh ngừa bội nhiễm. Giữ vệ sinh mắt để tránh lây lan.

1.3.Viêm kết mạc do dị ứng

– Dấu hiệu chủ quan: Ngứa nhiều, chảy nước mắt, tái phát thường xuyên. Bệnh không lây lan, thường xuất hiện theo mùa.

– Khám nghiệm: Phù tròng trắng, lộn mi thấy có những hột ở mắt.

– Ðiều trị: Nhỏ hoặc uống thuốc dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo. Ðắp gạc lạnh lên mắt.

1.4. Viêm kết mạc do mắt khô

– Dấu hiệu chủ quan: Cảm giác như phỏng, khô, dính mắt, không muốn mở mắt, như có vật lạ trong mắt.

– Khám nghiệm: Tròng trắng không bóng. Thấy ở những người ít nhắm mắt, làm việc trong môi trường khô (như làm việc trước màn hình vi tính trong thời gian lâu, nơi gió cát), người cao tuổi, uống các loại thuốc dị ứng, an thần… lâu ngày hay nhỏ thuốc trị cườm nước.

– Ðiều trị: Nhỏ nước mắt nhân tạo, tránh nơi gió cát, khô.

1.5. Viêm kết mạc do viêm bờ mi

– Dấu hiệu chủ quan: Mắt đỏ kinh niên (ở bờ mi mắt), cảm giác như có vật lạ. Khi nặng sẽ làm mắt toét.

– Khám nghiệm: Có vảy chân lông mi, bờ mi đỏ.

– Ðiều trị: Uống và nhỏ kháng sinh, chủ yếu dùng nhóm Tetracycline, thường do mắt hột (chữa mắt hột).

1.6. Viêm kết mạc do bị nhiễm độc

– Dấu hiệu chủ quan: Không đỏ nhiều nhưng bị kinh niên không lúc nào dứt. Có tiền căn dùng nhiều loại thuốc nhỏ lâu dài chứa chất bảo quản gây độc cho mắt. Mắt có cảm giác khó chịu, không có ghèn, không nhức.

– Khám nghiệm: Lộn mi thấy có sẹo, không đỏ nhiều.

– Ðiều trị: Xem lại các thuốc đã nhỏ có chứa loại chất bảo quản nào không? (như Benzakonium gây độc cho mắt).

Nên dùng các loại thuốc nhỏ không có chất bảo quản.

Đội ngũ chuyên gia nhãn khoa trên 20 năm kinh nghiệm
2.Phương pháp điều trị viêm kết mạc
Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus đều nhẹ và sẽ tự khỏi sau 7 – 14 ngày mà không cần điều trị mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp mất từ ​​2 – 3 tuần trở lên bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus cho người bệnh để điều trị các dạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn, ví dụ viêm kết mạc do virus herpes simplex hoặc virus varicella-zoster gây ra. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp này.
Viêm kết mạc do vi khuẩn nhẹ có thể tự cải thiện trở 2 – 5 ngày mà không cần điều trị bằng kháng sinh và cũng không để lại bất kỳ biến chứng nào, nhưng có thể mất đến 2 tuần để bệnh khỏi hẳn. Các đơn thuốc kháng sinh bác sĩ kê trong trường hợp này thường là các loại thuốc tại chỗ như thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm biến chứng và giảm lây lan sang người khác. 
Viêm kết mạc do dị ứng (như phấn hoa hoặc lông động vật) thường được cải thiện bằng cách loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường sống. Thuốc chống dị ứng và một số loại thuốc nhỏ mắt (thuốc kháng histamine và thuốc co mạch tại chỗ), bao gồm cả một số loại thuốc nhỏ mắt theo toa cũng có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm kết mạc do dị ứng. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp nhiều loại thuốc để cải thiện tình trạng bệnh. 
Rửa mắt bằng nước muối là phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn cho trường hợp viêm kết mạc do hóa chất. Người bệnh cũng có thể cân nhắc cần sử dụng steroid tại chỗ. Tổn thương mắt do hóa chất thường khá nghiêm trọng, đặc biệt bỏng kiềm là trường hợp cấp cứu y tế và có thể dẫn đến sẹo, suy giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa. Nếu hóa chất tiếp xúc trực tiếp với mắt, hãy rửa mắt với nước trong vài phút trước khi đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất.
3. Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc
Vì viêm kết mạc rất dễ lây lan nên việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển và diễn biến xấu.
1. Hạn chế dùng tay chạm vào mắt
Tránh chạm vào hoặc dụi mắt vì điều này có thể làm bệnh tình trở nên tồi tệ hơn hoặc lây sang mắt còn lại. Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt. Dùng khăn hoặc bông gòn sạch lau các dịch tiết từ mắt. Vứt bỏ bông gòn sau khi sử dụng và giặt khăn đã sử dụng bằng nước nóng và xà bông, sau đó rửa tay lại bằng xà phòng và nước ấm.
2. Rửa tay thường xuyên
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 20 giây, đặc biệt trước và sau khi vệ sinh mắt, hoặc trước khi tra thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Trường hợp không có xà phòng và nước có thể sử dụng nước rửa tay khô có chứa ít nhất 60% cồn để sát khuẩn tay. 
3. Sử dụng khăn sạch và không dùng chung khăn
Làm sạch kính đeo mắt và cẩn thận không làm nhiễm bẩn các vật dụng đồ vật có thể dùng chung như khăn lau tay.
4. Thay vỏ gối thường xuyên
Giặt vỏ gối, khăn trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và xà bông. 
5. Không dùng mỹ phẩm mắt cũ
Lưu ý nếu chỉ có một mắt bị viêm kết mạc thì không nên sử dụng cùng một chai thuốc nhỏ mắt cho cả 2 mắt. Làm sạch, bảo quản, thay thế kính áp tròng theo chỉ định của bác sĩ. Ngưng đeo kính áp tròng đến khi nhận được sự cho phép của bác sĩ nhãn khoa. 
6. Không dùng chung mỹ phẩm
Không dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như gối, khăn lau, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính đeo mắt.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc và tiến triển bệnh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, vì vậy chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội và Bệnh viện Chuyên Khoa Mắt Hitec là địa điểm uy tín được đông đảo tìm đến khi cần tư vấn, thăm khám và chữa trị các bệnh về mắt. Các trang thiết bị tối tân cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho từng trường hợp mang đến cho người bệnh sự an tâm khi điều trị, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
🔰Để được tư vấn các bệnh lý về mắt, xin vui lòng liên hệ hotline 𝟎𝟗𝟖𝟒.𝟏𝟐𝟐.𝟏𝟓𝟑 để được hỗ trợ.
————-✺ ✺ ✺ ————-
📞 Hotline: 𝟎𝟗𝟖𝟒 𝟏𝟐𝟐 𝟏𝟓𝟑
𝐇Ệ 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐁Ệ𝐍𝐇 𝐕𝐈Ệ𝐍 𝐌Ắ𝐓 𝐇𝐈𝐓𝐄𝐂 – 𝐇𝐢𝐭𝐞𝐜 𝐄𝐲𝐞 𝐇𝐨𝐬𝐩𝐢𝐭𝐚𝐥
🏥 Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🏥 Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
🏥 Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
🏥 Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, HCM
𝘏𝘐𝘛𝘌𝘊 – 𝘛𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 𝘤𝘩𝘰 đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘴𝘢́𝘯𝘨

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153